Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

50 câu tiếng Hoa thông dụng

    << Tình huống khẩn cấp >>

1.    救命啊!Jiùmìng a! Cứu tôi với!
2.    着火啦! Zháohuǒ la! Cháy!
3.    叫警察! Jiào jǐngchá! Gọi cảnh sát!
4.    我病了. Wǒ bìngle. Tôi bệnh rồi.
5.    我受伤了Wǒ shòushāngle. Tôi bị thương rồi.
6.    快找医生! Kuài zhǎo yīshēng! Mau gọi bác sĩ.
7.    我迷路了. Wǒ mílùle. Tôi bị lạc rồi.
8.    抓小偷! Zhuā xiǎotōu! Bắt kẻ cắp!
9.    我的护照 / 钱包丢了. Wǒ de hùzhào / qiánbāo diūle. Hộ chiếu/ Ví tiền của tôi bị đánh rơi rồi.
10.  小心! Xiǎoxīn Coi chừng
11.  别动! Bié dòng. Đừng động đậy.
12.  走开! Zǒu kāi. Tránh ra
13.  快跑! Kuài pǎo. Chạy nhanh lên!
14. 请帮帮我Qǐng bāng bāng wǒ. Hãy giúp tôi với

     << Giao tiếp hàng ngày >>

15.  你好Nǐ hǎo Chào bạn
16.  早上 / 晚上好Zǎoshang / wǎnshàng hǎo Xin chào (buổi sáng/ buổi tối)
17.  我叫... Wǒ jiào... Tôi tên là...
18.  我是美国人. Wǒ shì měiguó rén. Tôi là người Mỹ.
19.  我不会说汉语。Wǒ bù huì shuō hànyǔ. Tôi không biết nói tiếng Hán.
20.  你会说英语吗?Nǐ huì shuō Yīngyǔ ma? Anh có biết nói tiếng Anh không?
21.  我不懂 / 知道Wǒ bù dǒng, zhīdào Tôi không hiểu / biết.
22.  能帮我 一下儿吗?Néng bāng wǒ yīxià er ma? Vui lòng giúp tôi một chút.
23.  这是什么意思?Zhè shì shénme yìsi? Cái này có nghĩa là gì?
24.  劳驾,请让一让。Láojià, qǐng ràng yī ràng. Vui lòng cho xin đi nhờ.
25.  厕所在哪儿?Cèsuǒ zài nǎ'er? Nhà vệ sinh ở đâu?
26.  现在几点了?Xiànzài jǐ diǎnle? Bây giờ là mấy giờ?
27.  今天多少号?Jīntiān duōshǎo hào? Hôm nay ngày mấy?
28.  谢谢您!Xièxiè nín! Cám ơn Ông (Bà)
29. 对不起!Duìbùqǐ! Xin lỗi.

    << Giao thông>>

30.  哪儿有商店?Nǎ'er yǒu shāngdiàn? Chỗ nào có cửa hàng
31. 怎么走?Zěnme zǒu? Phải đi như thế nào?
32. 一直走 向前走。Yīzhí zǒu, xiàng qián zǒu. Đi  thẳng / Đi thẳng về phía trước.
33. 向左 、右拐。Xiàng zuǒ, yòu guǎi. Rẽ trái / rẽ phải
34. 请快点儿!Qǐng kuài diǎnr! Nhanh lên
35. 停车!Tíngchē! Dừng (xe) lại.
36. 我要去机场。Wǒ yào qù jīchǎng. Tôi phải đi sân bay.

<< Ăn uống >>

37.   我饿 /渴了Wǒ è / kěle. Tôi đói / khát quá
38.   我想吃米饭。Wǒ xiǎng chī mǐfàn Tôi muốn ăn cơm
39.   我不吃猪肉。Wǒ bù chī zhūròu. Tôi không ăn thịt heo.
40.   这个很好吃。Zhège hěn hào chī. Món này rất ngon.
41.  这个太闲了。Zhège tài xiánle. Món này mặn quá.

<< Mua sắm >>

42.   我要买衣服。Wǒ yāomǎi yīfú. Tôi cần mua quần áo.
43.   多少钱?Duōshǎo qián? Bao nhiêu tiền?
44.   有没有小点儿的?Yǒu méiyǒu xiǎo diǎn er de? Có cái nhỏ hơn một chút không?
45.  太贵了!Tài guìle! Đắt quá!

<< Khám bệnh >>

46.  我很不舒服。Wǒ hěn bú shūfú. Tôi cảm thấy không được khỏe.
47.   我感冒了。Wǒ gǎnmàole. Tôi bị cảm rồi
48.   我要看内科 / 外壳。Wǒ yào kàn nèikē,/wàiké. Tôi cần khám khoa nội / khoa ngoại
49.   这要怎么吃?Zhè yào zěnme chī? Phải dùng thuốc như thế nào?
50.   我头 / 胃疼。Wǒ tóu/ wèi téng. Tôi bị nhức đầu / đau dạ dày.



Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

Mẹo học ngữ âm tiếng Trung

 Ngữ âm chính là bước học đầu tiên các bạn được học khi bắt đầu học tiếng Trung Quốc. Cũng như các phần học ngoại ngữ khác thì tính kiên trì luôn đảm bảo thành công cho bạn. Ngữ âm tiếng Trung Quốc dễ ở chỗ, tiếng Trung đơn âm tiết, giống như tiếng Việt của ta vậy, nên việc nghe và tập theo không mấy khó khăn. Tuy nhiên, cái khó là ở chỗ, cái gì của nó cũng hao hao tiếng Việt, nhưng chúng luôn có khoảng cách. Vì thế mà, để nói chuẩn cũng đòi hỏi phải nỗ lực khá nhiều, nếu không sẽ nói ra 1 thứ  “tiếng bồi” khó nghe.
Lỗi sai hay gặp nhất của các bạn mới học chính là thanh điệu, và cụ thể là thanh 1 và thanh 4. Mình có vài bí quyết để sửa lỗi này, nhưng dù sao cũng đòi hỏi phải kiên trì mới được.
- Trước hết, các bạn tìm băng hoặc đĩa cho người mới học, nghe và cảm nhận đúng về thanh điệu.
VD: như thanh 1 cần phải cao lên, chứ không thấp như thanh ngang trong tiếng Việt; thanh 4 cần rơi từ trên xuống chứ không phải thanh nặng của tiếng ta…
- Sau đó luyện theo băng hoặc đĩa, sao cho đạt được độ cao chính xác ở trong băng đĩa. 2 bước này để đảm bảo các bạn biết được thanh điệu đúng phải đọc thế nào.
- Bước tiếp theo: ở mỗi bài khóa, hãy đánh dấu thanh điệu (chứ đừng viết phiên âm) lên trên đầu chữ Hán, và đọc to lên. Ban đầu đọc chậm để đảm bảo chính xác, sau đó có thể đọc nhanh dần. Trong khoảng một thời gian sau các bạn sẽ chỉnh được lỗi sai về thanh 1 và thanh 4.

Các bạn nên lưu ý: khi đánh dấu thanh điệu trên đầu mỗi chữ Hán, phải đảm bảo thanh điệu các bạn đánh là chính xác, tốt nhất là xem kĩ phần từ mới và tra từ điển
Nhớ bạn luôn phải giữ tính kiên trì, chăm chỉ rèn luyện hàng ngày để tăng hiệu quả học tập.
Chúc các bạn thành công!

Nguồn: cunghoc.org

Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

LỊCH SỬ NGÀY CỦA MẸ

Chủ nhật 11 tháng 5, 2014 này, chủ nhật thứ nhì của tháng 5, là Ngày Của Mẹ (Mother’s Day) ở Mỹ. Ngày này nguyên thủy là ngày để vinh danh các bà mẹ có những người con đã hy sinh trong chiến tranh—nếu ở Việt Nam, có lẽ nó đã được gọi là Ngày Các Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng.

Những cố gắng đầu tiên ở Mỹ để thành lập Mother’s Day phần lớn là do các nhóm phụ nữ hòa bình. Thế kỷ 19, vào khoảng thập niên 1870s và 1880s, có nhiều cuộc họp của các bà mẹ đã có những người con hy sinh cho cả 2 bên Nam Bắc trong cuộc nội chiến Mỹ, và có một số các lễ tưởng niệm trong các dịp đó, nhưng thường là chỉ ở mức địa phương.

Năm 1868 Ann Jarvis thành lập một ủy ban để thành lập “Ngày Tình Bạn Của Các Bà Mẹ” (Mother’s Friendship Day) với mục đích “kết đoàn các gia đình đã bị chia rẽ trong cuộc nội chiến Mỹ”. Ann Jarvis muốn biến ngày đó thành ngày kỷ niệm cho tất cả các bà mẹ hàng năm, nhưng bà mất năm ngày 9 tháng 5 năm 1905 trước khi ngày lễ trở thành phổ thông.

Con gái của bà, Anna Jarvis, tiếp tục công việc của mẹ, với sự giúp đỡ của một doanh nhân ở Philadelphia tên John Wanamaker. Ngày 12 tháng 5 năm 1907, một buổi lễ tưởng niệm đã tổ chức tại nhà thờ Andrew’s Methodist Epidcopal Church ở Grafton, West Virginia, nơi mẹ của Anna đã dạy giáo lý mỗi ngày chủ nhật.

Nhưng ngày lễ “chính thức” cho các mẹ đầu tiên là năm sau đó, ngày 10 tháng 5 năm1908, cũng tại cùng một nhà thờ, nhưng kèm theo một cuộc lễ lớn hơn trong Nhà Hát Wanamaker bên trong gian hàng Wanamaker ở Philadelphia.

International Mothers’ Day Shrine, ở thành phố Grafton, Taylor Country, West Virginia, USA
Năm sau đó, buổi lễ lại được cử hành rộng rãi ở tiểu bang New York.

Anna Jarvis sau đó vận động để biến Mother’s Day thành ngày lễ liên bang ở Mỹ và quốc tế. Tiểu Bang West Virginia công nhận Mother’s Day năm 1910, và nhiều tiểu bang khác theo sau.

Ngày 8 tháng 5 năm 1914 Quốc Hội Mỹ thông qua đạo luật công nhận ngày Chúa Nhật thứ 2 của tháng 5 là Mother’s Day, và yêu cầu có một công bố của tổng thống. Ngày hôm sau 9 tháng 5, 1914, Tồng thống Woodrow Wilson tuyên bố chính thức Ngày Của Mẹ đầu tiên là ngày người Mỹ treo cờ vinh danh các bà mẹ có con mất trong chiến tranh.

Năm 1934, Tổng thống Franklin D. Roosevelt chấp thuận ban hành một con tem kỷ niệm Ngày Của Mẹ.

Nhà thờ Andrews Methodist Episcopal Church, nơi bà Ann Jarvis đã dạy giáo lý mỗi chúa nhật, được đổi tên thành Đền Thánh Quốc Tế Cho Ngày Của Mẹ (International Mother’s Day Shrine) vào ngày 15 tháng 5 năm 1962. Nhà thờ này được xây từ năm 1873, và được chỉ định là Địa Điểm Lịch Sử Quốc Gia của Mỹ ngày 5 tháng 10 năm 1992.

Hoa Cẩm Chướng

Hoa cẩm chướng trở thành hoa của Ngày Của Mẹ, vì trong buổi lễ chính thức đầu tiên cho Ngày Của Mẹ năm 1908, Anna Jarvis mang đến 500 hoa cẩm chướng cho các quan khách. Đó là hoa mà mẹ của Anna Jarvis thích nhất. Từ đó người ta có tục lệ cài một hoa cẩm chướng trên áo vào Ngày Của Mẹ.

Những người bán hoa ở Mỹ vận động mạnh mẽ cho phong trào cài cẩm chướng, và cho nó thêm một ý mới—-nếu mẹ còn sống thì cài hoa cẩm chướng đỏ, nếu mẹ đã chết thì cài cẩm chướng trắng, và điều này ngày nay đã thành nếp văn hóa Mỹ cũng như nhiều nước trên thế giới.

Thiền sư Nhất Hạnh sang Nhật năm 1962 và học được tục cài cẩm chướng vào áo trong Ngày Của Mẹ. Khi về Thiền sư viết bài thơ Bông Hồng Cài Áo—-không hiểu ý đó là hoa hồng hay hoa màu hồng của Cẩm Chướng (thực ra phải là đỏ chứ không phải hồng). Nhưng sau khi bản Bông Hồng Cài Áo được nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ viết nhạc và biến thành bản nhạc rất nổi tiếng, thì ở Việt Nam ta có phong tục cài bông hồng đỏ và bông hồng trắng trong ngày Vu Lan.

http://www.youtube.com/watch?v=tAFzG2088Bo

TRẦN ĐÌNH HOÀNH
Nguồn: dotchuoinon.com


Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Nguồn gốc và ý nghĩa của các dãy số 25251325, 35351335, 5841314520

Hôm qua đi học, trong lúc cả lớp đang nói về các con số trong tiếng Trung, Fan Lao Shi có nhắc đến dãy số 25251325, 35351335 và dịch như sau:
25251325: Yêu em, yêu em, suốt đời yêu em
35351335: Yêu anh, yêu anh, suốt đời yêu anh

Tuy nhiên khi hỏi nguyên nhân, lý do để có thể đọc được như vậy thì Fan Lao Shi cũng không chắc lắm. Được biết các dãy số này được đọc như thế xuất phát từ các từ đồng âm khác nghĩa của tiếng Trung, nhân tiện học tiếng Trung, tại hạ quyết tâm tìm ra nguồn gốc và ý nghĩa của dãy số này.

Có nhiều giả thiết được đưa ra, tại hạ lục lọi các wikipedia, thỉnh giáo các chuyên gia số học, vào các forum lớn nhỏ của việt nam, lục sang các forum tiếng Anh, forum tiếng Hoa, và thấy có một cách giải thích khá hợp lý. Rất may tại hạ có kha khá kinh nghiệm về phim ảnh (do điều hành website bán DVD phim: banDVDphim.com nhiều năm) nên càng có cơ hội kiểm chứng cách giải thích này.

Năm 2003, VTV3 có chiếu một bộ phim có tên Chuyện tình Thượng Hải (hoặc có tên khác là Lối thoát cho tình yêu) (xin thưa là không phải bộ phim này như nhiều các hạ nhầm tưởng đâu ạ:[2003] Chuyện Tình Thượng Hải | Ngô Thanh Liên,Nghiêm Khoan,Đồng An Cách). Bộ phim này có sự tham gia của Trần Bảo Quốc (diễn viên chính đóng Bạch Cảnh Kỳ trong Danh gia vọng tộcĐại trạch môn -The Grand Mansion Gate/ The Family – 大宅门). Hai người yêu nhau say đắm, nhưng đây là mối tình ngang trái. Người đàn ông đã luống tuổi và đã có vợ, cô gái vẫn còn xuân xanh. Mối tình lén lút kéo dài đã lâu, nay vì nhiều lý do, người đàn ông phải quay về với vợ cả và dứt tình với xiao lao po. Ly biệt de shihou, người đàn ông phong tình có đưa cho cô gái một tờ tiền, tờ tiền có số serie là 25251325. Lúc đó do đang trong thời điểm “gan dong de shi hou” (thời khắc cảm động, không nói lên câu), cô gái chẳng biết làm gì, cầm tờ tiền rưng rưng nước mắt. Ông kia cũng không biết phải nói gì, cũng tưởng cô gái nhìn serie tiền để tối về đánh đề, nên có nói ngụ ý rằng, em là diễn viên, fa yin (phát âm) của em chuẩn, em sẽ đọc là “Ơ Ủ Ơ Ủ I SAN Ơ Ủ) (er wu er wu yi san er wu), còn anh là nong min (nông dân), nên sẽ đọc là “Ai NỈ AI NỈ I SÂNG AI NỈ” (ai ni ai ni yi sheng ai ni) (Tiếng trung dịch ra là: Yêu em, yêu em suốt đời yêu em). Tối hôm đó, cô gái về nhà của mình, cầm tờ tiền và cứ nhắc đi nhắc lại lời của người tình “cũ” trước lúc chia xa: “Ơ Ủ Ơ Ủ I SÂNG Ơ Ủ”, lẩm nhẩm như phải bùa đến nỗi cô bạn phải nói là có bị chập hay không? Nếu bạn nào đã học tiếng trung đến bài 3 giáo trình cơ bản, học về số đếm trong tiếng Trung, sẽ nhận ra ngay, đây là câu nói cực kỳ thâm nho, điển hình cho văn hóa chữ Hán. Ở tiếng Trung, số 5 đọc là Ủ, “tôi” cũng đọc là Ủ, vì vậy nếu đọc chuẩn cái dòng serie: 25251325 thì phải là “AI Ủ Ai Ủ I SÂNG AI Ủ” – và dịch ra là “Yêu bản thân tôi, yêu bản thân tôi, suốt đời chỉ yêu bản thân tôi”. Thế mà lão kia dám dịch ra câu mà bây giờ thế hệ trẻ tôn thờ và coi đó là một mật mã của tình yêu, ngỡ tưởng đem đi tán nhau chẳng khác “Văn như búa bổ mòn gốc liễu, Số dường cưa xẻ héo cành ngô” – tán ai người nấy đổ.  Hãy để ý sau khi nói xong câu này, ông kia về với vợ cả, để lại cho cô kia mỗi 1 tờ tiền và 1 lời trăn trối yêu em yêu em … nhưng sự thật là ông ý té về với hạnh phúc của mình để “yêu tôi yêu tôi suốt đời yêu tôi”.

Sau câu chuyện này, càng ngẫm nghĩ, tại hạ càng khó hiểu tại sao dòng số này lại được nhiều bạn trẻ thích thú và hay đem đi tặng nhau vậy? Có lẽ đây là một chiêu trong vô số chiêu của dân bán SIM để nâng tầm giá trị những dãy số (cứ như 0915365078 chẳng có nghĩa gì, cũng thành Một Năm Ba Trăm Sáu Nhăm Ngày Không Thất Bát, hay 0909404474 toàn TỬ và THẤT thế mà cũng thành Không chết không chết, ngỡ chết mà không chết, tưởng chết mà thoát chết). Đơn cử 1 số điện thoại có đuôi 25251325 đã bán được với giá hơn 200 triệu đồng. Đúng là một đòn hiểm dành cho những ai đang mù quáng vì yêu. Chỉ khổ cho ai nhận được cái sim hoặc tin nhắn có mật mã này, đảm báo người gửi đã có vợ và một ngày đẹp trời sẽ … yêu tôi yêu tôi suốt đời yêu tôi, và để bạn ôm hận gục đầu vào dĩ vãng.

Về dãy số 35351335 thì hoàn toàn là do việt nam sáng tạo ra, y hệt như trường hợp câu này trong tiếng Trung。
苦海无边, 回头是岸!
(Kǔhǎi wúbiān, huítóu shì ān!)
Dịch ra là: Biển khổ vô biên, quay đầu là bờ (từ 岸 nghĩa là bờ, nhiều bản dùng từ 安 – an với nghĩa bình an là không đúng câu gốc). Nếu dịch là khổ ải vô biên, quay đầu là bờ thì không sát nghĩa, 苦海 (Kǔhǎi) nghĩa là KHỔ BỂ (biển khổ), nên dịch là “Biển khổ vô biên, quay đầu là bờ” để thấy sự đối lập giữa biển và bờ, giữa mênh mông và nông cạn, hiểm nguy và an toàn, giữa cái chết và sự sống. (Tính đối xứng trong thơ)
Dân Việt Nam lập tức sáng tác ra vô số câu để đối lại, dễ dàng nghe thấy những câu:

Biển khổ vô biên, quay đầu là bờ
Quay đầu là bờ, hóa ra biển lớn
Biển khổ vô biên, quay đầu là bờ
Quay đầu là bờ, hóa ra là biển
Biển khổ vô biên, quay đầu là bờ
Quay đầu là bờ, ai ngờ là biển
….
Tại hạ cũng nhất thời nghĩ ngay được 1 câu đối để đáp lại văn của người Trung Quốc:
苦海无边, 回头是岸!
(Kǔhǎi wúbiān, huítóu shì ān!)
看没到岸, 这是大海。
(Kàn méi dào àn, zhè shì dàhǎi.)
Biển khổ vô biên, quay đầu là bờ
Chẳng thấy được bờ, ai ngờ biển lớn

Tự nhận xét là câu này đảm bảo tính đối xứng, câu trên có Biển và bờ, câu đối cũng có Bờ và Biển. Ở trên Biển trước Bờ sau, câu đối Biển sau Bờ trước. Câu trên có “vô biên” nghĩa là rộng lớn, câu đối có “chẳng thấy” nghĩa là không gì cả, câu trên có biển, câu dưới có biển lớn, nhận mạnh hàm ý tránh biển nhỏ gặp biển to, tránh mô tô gặp xe tải.

Cứ như vậy mà suy, một kẻ tài hèn như tại hạ cũng ra được 1 câu đối không tệ, thì việc biến cải những dãy số kiểu như 35351335 áp dụng đủ kiểu nói lái nói trại thì cũng không khó khăn là mấy?  Tiếng Trung thì “Wủa” chỉ ngôi thứ nhất như “I” trong tiếng Anh, “Nỉ” như “You”, thế thì câu 25251325 nói yêu anh hay yêu em đều được, làm sao mà lại còn phân biết 25 là “em” và 35 là “anh”. Nguyên nhân từ đâu? Biết là chiêu này của dân bán SIM, nhưng cũng phải có một cơ sở chứ? Vâng, theo ngu ý của tại hạ, cách giải thích này xem ra hợp lý. Căn cứ vào số “35” vốn nó có ý nghĩa là “dê” như lâu nay cả nhà cùng ngầm hiểu. Mà thường thì ta hay nghe nói “đàn ông dê, đàn bà dâm”, cứ như vậy mà suy ra thì cái “35” này gán cho đấng mày râu là chấp nhận được. Cũng phải nói cha nào sở hữu số này rồi phịa ra được cái câu “Yêu anh yêu anh cả đời yêu anh” rồi cho nó cặp với 25251325 của bên Trung Quốc rồi bán giá trên giời cũng là một cao thủ.

Ngoài những cách dùng 6868 – lộc phát lộc phát hay 2268 – mãi mãi lộc phát, 39,79 – tiểu thần tài đại thần tài, 5959 – sinh vương sinh vương, 1102 – độc nhất vô nhị, 6677 – xấu xấu bẩn bẩn, 5508 – năm năm không tắm, 1’-4, 1505 – một phút tương tư, một năm không phai, … được hình thành từ việc dùng âm của tiếng Việt và tiếng Anh, thì dãy số sau mới chính xác hình thành từ âm của tiếng Trung, đó là:
584.1314.520 = “Anh xin thề, suốt đời anh yêu em”
五八四一三一四五二零。
(Wǔ bā sì yī sān yī sì wǔ èr líng)
我发誓一生一世我爱你。
(Wǒ fāshì yīshēng yīshì wǒ ài nǐ)

584 (Wǔ bā sì): “anh xin thề” (Wǒ fāshì)1314 (yī sān yī sì): “suốt đời” (yīshēng yīshì);520 (wǔ èr líng): “anh yêu em” (wǒ ài nǐ)
Dãy số kinh điển này ngoài việc “520” đọc khá gượng gạo thành “ỦA AI NỈ” (cưỡng chế văn chương)  thì các từ khác nếu đọc nhanh gần như hoàn hảo để nói lái. Nếu đã gượng gạo thì tại sao có thể là kinh điển được? Vâng, kinh điển là do phần gượng gạo đó được hình thành qua 1 câu chuyện khá nổi tiếng và nhiều người biết, nếu bạn nào chưa biết xin đọc bài “Chuyến xe buýt 520”:

Có một chàng trai và một cô gái rất yêu nhau nhưng chưa ai thổ lộ với ai, cả hai đang ở giai đoạn tình trong như đã mặt ngoài con e. Khổ nỗi chàng trai quá ư là nhát gan, nên chờ mãi không thấy chàng trai tỏ tỉnh cô gái cũng rất bực bội, nhưng không lẽ mình là con gái là đi mở lời trước, không thể nào cọ đi tìm trâu được.Một hôm cô gái nói với chàng trai, hôm nay anh hãy đưa em về nhà bằng tuyến xe buýt số 520, nếu anh không làm vậy thì em với anh sẽ không bao giờ gặp nhau nữa. Chàng trai hoang mang lắm vì tuyến xe về nhà cô gái không phải là 520 nên cũng không biết có nên đưa về hay không?Mãi sau vô tình nghe được 1 thông tin trên radio, chàng trai mới hiểu ra và vội vã đưa cô gái về nhà trên tuyến xe 520 và tình yêu của họ đã có 1 kết thúc có hậu.

Tiếng hoa đọc 520 nhanh nhanh âm điệu nghe sẽ giống như là wo ai ni. Cái này thì mọi người biết rùi hén. Vì vậy giới trẻ Trung Quốc thường hay tỏ tình với nhau bằng dãy số này.Sau đây là ý nghĩa của các con số khác mà người Hoa thường sử dụng để bày tỏ tình cảm (cái này do ai đó nghĩ ra rồi lan truyền thành ra dùng lâu thì quen, mọi người mặc định thùa nhận):
Số 0: Bạn, em, … (như you trong tiếng Anh)
Số 1: Muốn
Số 2: Yêu
Số 3: Nhớ hay là sinh (lợi lộc)
Số 4: Người Hoa ít sử dụng con số này vì 4 là tứ âm giống tử, nhưng số 4 cũng có 1 ý nghĩa rất hay đó là đời người, hay thế gian.
Số 5: Tôi, anh, … (như I trong tiếng Anh)
Số 6: Lộc
Số 7: Hôn
Số 8: Phát, hoặc nghĩa là ở bên cạnh hay ôm
Số 9: Vĩnh cửu

Một số dãy số được sử dụng để tỏ tình:
520 = Anh yêu em.
530 = Anh nhớ em.
520 999 = Anh yêu em mãi mãi (vĩnh cửu).
520 1314 = Anh yêu em trọn đời trọn kiếp (1314 nghĩa là 1 đời 1 kiếp)
51770: Anh muốn hôn em. (Sử dụng 2 số 7 để lịch sự, giảm nhẹ sự sỗ sàng)
51880: Anh muốn ôm em.)

Kết luận: Sau bài viết này nếu ai đó còn tôn thờ dãy số 25251325 thì hãy nhớ ý nghĩa đích thực và câu chuyện buồn đãm nước mắt gắn với dãy số này. Một dãy số đặt dấu chấm hết cho một mối tình ngang trái, một cú lừa ngoạn mục của người đàn ông lớn tuổi dành cho cô gái nhẹ dạ cả tin, liệu dãy số này có nên dùng để gửi tặng cho một ai đó mà bạn yêu thương?

Hà Nội, 30-10-2010
Kan Feng Sheng.