1. Lợi thế của việc học tiếng Hoa
- Gần với tiếng việt (âm Hán Việt, kết cấu S + V + O, khá tương đồng về cách diễn đạt).
- Tiếng Hoa được sử dụng khá phổ biến trên thế giới và có xu hướng tăng trưởng mạnh.
2. Khó khăn của việc học tiếng Hoa
- Chủ yếu là chữ viết phức tạp
- Cách tiếp cận một ngoại ngữ ban đầu dễ gây cảm giác nản
3. Cách tự học tiếng Hoa
Bước 1: Tìm hiểu về tiếng hoa
+ Làm quen với tiếng hoa: nghe nhạc, xem phim,…tất cả để xây dựng niềm yêu thích với tiếng hoa
+ Xác định được lý do đến với tiếng hoa, mục tiêu cụ thể (thời gian, năng lực, cách học…)
+ Xem những lợi thế có thể hỗ trợ cho việc học (vốn hán việt tốt? biết một ngoại ngữ nào đó? tin học tốt? …)
+ Tìm kiếm cộng đồng học tiếng hoa: xin kinh nghiệm học tập, xem cách học, thảo luận và xây dựng thêm sự yêu thích với việc học…
+ Đọc cách sách, báo, tìm hiểu về văn hóa, phong tục…khiến cho bạn thú vị
Bước 2: Học quy tắc cơ bản
+ Học phát âm cho tốt: nguyên âm, phụ âm, cách phát âm cho đúng..(tốt nhất hãy kiếm các video hướng dẫn và flash học cho sinh động). Phải mất 1 tháng luyện tập nghiêm chỉnh cho việc phát âm.
+ Học các quy tắc: quy tắc viết tiếng trung, quy tắc phiên âm từ âm hán việt qua tiếng trung và ngược lại, quy tắc gõ tiếng trung trên máy tính
+ Học và nắm chắc bộ thủ, âm hán việt: tìm hiểu thêm kết cấu từ vựng tiếng trung như tượng hình, hội ý, …tìm hiểu thêm về chiết tự.
+ Xem hệ thống ngữ pháp cơ bản của tiếng trung (cơ bản nhất mà thôi), vận dụng thử vài câu đơn giản.
Bước 3: Đi vào học cơ bản
+ Xác định trình tự học tập
- Phát âm chuẩn: hỗ trợ việc nghe tốt, nói tự tin sau này
- Học bộ thủ: nắm được kết cấu viết từ, nhớ từ tốt hơn và hỗ trợ cho việc phân biệt từ vựng, đoán cách phát âm, nghĩa.
- Học hán việt: chuyển đổi từ tiếng việt qua tiếng trung và ngược lại, giúp tăng vốn từ nhanh hơn dựa vào vốn từ sẵn có trong tiếng việt.
- Học cách viết: để luyện tập viết chữ cho đúng, cho nhanh (viết là cách để nhớ từ khá hiệu quả)
- Học hệ thống ngữ pháp cơ bản: Dùng để luyện tập các câu nói cơ bản, hiểu về ngữ pháp tiếng trung, không nên đi sâu, học nhiều mà nên chú trọng khẩu ngữ.
+ Kiếm một cuốn giáo trình cơ bản và hãy học chắc nó. Nếu có điều kiện thì mua một cuốn giáo trình tốt + từ điển để hỗ trợ học tập (với người tự học, có thể dùng giáo trình 301)
+ Cách đọc một cuốn sách: Bạn có thể đọc kỹ, nhưng thông thường do mình chưa biết gì về một cuốn sách mới, cho nên mình sẽ đọc lướt cho có, để xem sách viết gì (tầm vài ngày hoặc một tuần), sau đó bắt đầu vào đọc kỹ, đọc và ghi chép, ghi chú, cái nào chưa hiểu, khó hiểu thì chép ra, lên google tìm hiểu, hỏi bạn bè. Đọc sách phải kiên trì, mỗi ngày đặt mục tiêu cho mình học 1, 2 bài tùy thời gian và năng lực. Duy trì cho đến lúc đọc xong cuốn đó. Trước khi đọc bài mới thì cần 15 phút đọc lại bài cũ, xem lại các ghi chú, đặc biệt là ôn tập từ vựng, đọc lại hội thoại. Sau khi đọc xong cuốn sách, có thể đọc lại theo chủ điểm, như đọc về ngữ pháp, hội thoại… nói chung là học chuyên tâm.
+ Chia nhỏ ra để trị: định cho mình trong một ngày phải học được một cái gì đó, ví dụ: 10 từ vựng, 2 mẫu câu, tập viết một bài, đọc một hội thoại, dịch một đoạn văn, nghe và hát theo một bản nhạc yêu thích, xem một tập phim,….cái gì cũng phải xây dựng dần dần, chỉ cần các bạn duy trì tốt việc học này thì không khó học tập.
Bước 4: Tăng cường kỹ năng học tập.
Từ vựng:
Ngoài việc học từ vựng từ giáo trình, có thể học từ vựng theo chủ đề, học thông qua xem phim, đọc tin tức… tự suy luận từ hệ thống hán việt qua và ngược lại. Để ghi nhớ từ vựng tốt, không chỉ phải nắm chắc các quy tắc học, mà nên học thông qua hình ảnh sinh động, chiết tự, tập viết nhiều, và đối chiếu, liên hệ giữa các từ (như giống khác nhau về bộ thủ, về các đọc, về ý nghĩa)
Ngữ pháp:
Nắm chắc kết cấu câu: S + V + O, khi học từ vựng phải phân biệt được từ đó là danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, lượng từ…vì nó sẽ thể hiện chức năng ngữ pháp trong câu. Trình tự sắp xếp các loại từ trong câu, trong cụm từ…cố gắng luyện tập các mẫu câu (học thuộc càng tốt), bên cạnh đó học nhiều trợ từ, trạng từ, liên từ để nói được lưu loát.
Đọc hiểu:
Tập đọc hiểu thông qua bài đọc ngắn, các bài đọc mang tính khẩu ngữ càng tốt, thỉnh thoảng đọc thêm một mẫu truyện ngắn, truyện cười…gặp từ vựng thì tra lạc việt (âm hán việt, phiên âm, cách viết, kết cấu từ…), đặc biệt chú ý các mẫu câu mới, các cụm từ nối, trạng từ, và đối chiếu với những gì đã học. Khi đọc hãy đọc lớn, tập đọc cho lưu loát, rồi mới đọc hiểu, sau đó đọc nhanh, học từ vựng. Nếu bạn có thể tập nói lại nội dung càng tốt.
Luyện nghe:
Trước tiên chịu khó kiên trì luyện tập các bài nghe cơ bản: nghe phân biệt các phát âm nguyên âm phụ âm —>nghe viết lại cách phát âm từ vựng –>nghe các câu đơn giản–>nghe các bài đàm thoại cơ bản –>nghe nhạc, nghe bài học. Nói chung chia nghe thành hai loại: nghe chủ động và nghe bị động. Nghe chủ động là bạn chú tâm vào học nghiêm túc: nghe, ghi chép và phân biệt cách đọc, cách nói, nghe hiểu (học theo trình tự từ dễ đến khó, khá mất thời gian), nghe bị động: như nghe nhạc, xem phim, nghe bản tin… lúc bạn chơi game, làm việc vẫn có thể nghe theo kiểu bị động. Tuy nhiên, để nghe bị động tốt: ví dụ bạn muốn nghe một bản nhạc: thì hãy xem nội dung nói về điều gì, từ vựng thế nào, dịch ra trước đó hoặc viết ra một lần trước khi nghe cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều. Dù sao thì hãy chăm chỉ luyện tập việc nghe mỗi ngày.
Luyện nói:
Sau khi tích lũy được số lượng từ vựng, mẫu câu và học các bài hội thoải…nắm chắc phát âm, hình thành tư duy ngôn ngữ thì có thể luyện tập nói: Tập nói những mẫu câu đơn giản, diển đạt theo nội dung bài học, chú trọng luyện tập khẩu ngữ. Hãy xem những video giao tiếp và thực tập theo, xem đối thoại trong phim và học tập, học cách phát âm, ngữ điệu từ đó. Tốt nhất có người cùng luyện tập trực tiếp hoặc online, không thì phải kiên trì luyện tập khẩu ngữ nhiều đê hình thành kỹ năng dần dần.
Nguồn tiengtrung.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét