Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

4 lỗi thường gặp khiến tiếng Trung của bạn không thể tiến bộ được

Với hơn 1 tỷ người sử dụng, tiếng Trung là thứ tiếng sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Từ đó ta có thể thấy, việc học tiếng Trung là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc học tiếng Trung đôi lúc cũng rất kho khăn. Nhiều bạn sau một thời gian học tiếng Trung sẽ bị chững lại và cảm thấy mình không tiến bộ thêm được nữa. Khó khăn đó bắt nguồn từ những lỗi thường gặp khj học tiếng Trung sau đây.

I. Lười mở rộng vốn từ
Việc có một vốn từ tiếng Trung lớn không chỉ giúp bạn tăng thêm hiểu biết về tiếng Trung mà nó chắc chắn còn sẽ khiến bạn tự tin hơn khi sử dụng tiếng Trung giao tiếp.
Thế nhưng, trên thực tế, rất nhiều bạn không có thói quen tìm học thêm từ mới mà chỉ bó gọn vốn từ của mình trong sách vở học tại trường, lớp. Mọi người nên mở rộng vốn từ của mình qua sách báo, chương trình TV… Ngoài ra, đừng bó hẹp vốn từ vựng tiếng Trung của mình trong những ngôn từ thông thường sử dụng trong đời sống. Hãy tìm học các từ ngữ chuyên ngành vì nó sẽ giúp rất nhiều trong công việc của bạn sau này.

II. Ngại nói
Ngôn ngữ không phải chỉ tồn tại trên những trang giấy mà còn phải được sử dụng trong cuộc sống thường ngày nữa. Để học tốt tiếng Trung và tiến bộ, bạn phải tập nói thực nhiều. Nhưng vì nhiều lý do như: nhút nhát, ngại đám đông, thiếu tự tin về khả năng của mình…, chúng ta thường không dám nói dù biết hay không. Đièu này sẽ làm cản trở việc học tiếng Trung của bạn. Vậy hãy tập nói trước gương, tập nói với bạn bè… dần dần bạn sẽ thấy khả năng nói của mình được nâng cao.

III. Nghe chưa đủ
Nghe là một kỹ năng rất quan trọng khi bạn học tiếng nước ngoài. Tuy nhiên, cơ hội để luyện nghe lại không hề nhiều trừ phi bạn sống tại nước ngoài.
Vậy hãy khắc phục nhược điểm đó bằng cách xem phim hoặc các chương trình tiếng Trung khi chưa có phiên dịch.

IV. Chưa thế sử dụng tiếng Trung linh hoạt
Khi học một ngôn ngữ mới, bạn sẽ phải học từ mới, ngữ pháp mới, cấu trúc câu mới… Đặc biệt khi mới bắt đầu học, nhiều bạn có thói quen nhìn chữ mẫu rồi chép theo hoặc học thuộc các mẫu câu có sẵn mà không rõ ngữ pháp của câu. Dần dần sau một thời gian, bạn sẽ cảm thấy việc học trở nên khó khăn và chán nản. Cách khắc phục ở đây đó là nắm chắc các vấn đề từ vựng, ngữ pháp tiếng Trung. Chỉ cần bạn nắm chắc, việc sử dụng tiếng Trung của bạn chắc chắn sẽ trở nên linh hoạt, mềm dẻo hơn.

Bạn có muốn biết: Bí quyết ghi nhớ chữ Hán? Những mẹo giúp nói tiếng Trung trôi chảy? 
Hen Notes sau nhé!

Nguồn: tuhoctiengtrung.vn

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

SHZ chào đón 20/11 với nhiều ưu đãi và cho bạn thể hiện tài năng....

Mừng ngày 20/11 - SHZ gửi hàng ngàn voucher ưu đãi nhằm tri ân Học viên đã quan tâm và đồng hành cùng SHZ
Nhanh tay download về và IN voucher này mang đến chi nhánh SHZ gần nhất đăng ký ngay khóa học trong tháng 11 này nhé!




Nhằm giúp Học viên có những giá trị tăng thêm khi đăng ký học tại SHZ: LỚP LUYỆN NÓI MIỄN PHÍ chào đón các bạn học viên tại chi nhánh "em út" SHZ5 - Gò Vấp sắp sửa "khai trương"


Dành cho những bạn muốn Luyện viết chữ đẹp và phát âm chuẩn nè!


Cuộc thi “VIẾT CHỮ HÁN” 

I. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA :

- Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2014;
- Tạo hoạt động vui học tiếng Hoa cho học viên SHZ;
- Tạo cơ hội giao lưu cho các học viên SHZ.

II. BAN TỔ CHỨC:

- Trường Hoa văn Thương Mại Thành Phố - SHZ
- CLB Tiếng Hoa SHZ

III. ĐỐI TƯỢNG - ĐỊA ĐIỂM - THỜI GIAN :

- Đối tượng: Học viên SHZ; (tất cả 6 chi nhánh)
- Hình thức dự thi: thi viết chữ Hán trên giấy theo đề thi;
- Địa điểm thi: các cơ sở SHZ
- Thời gian thi: xin xem poster đính kèm
- Thời gian bình chọn tác phẩm online: từ 12:00 trưa ngày 10/11/2014 đến 12:00 trưa ngày 15/10/2014 (giải này chỉ dành cho 3 tác phẩm có điểm cao nhất của từng cơ sở)
- Thời gian công bố kết quả: 17/11/2013
- Thời gian nhận thưởng: 19 ~ 23/11/2014 tại các cơ sở.

IV. THỂ LỆ THAM GIA:

- Học viên đăng ký dự thi từ ngày 23/10/2014 đến ngày 30/10/2014 tại phòng tư vấn các cơ sở của SHZ

V. PHƯƠNG THỨC THI:

- Thi theo cở sở học viên đang theo học

VI. QUY ĐỊNH CHUNG:
- Học viên tự chuẩn bị bút bi màu xanh để dự thi
- Giấy làm bài do SHZ cung cấp

VII. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ:

- Hình thức: không bôi xóa, sạch sẽ
- Chữ viết: viết đúng chữ, rõ ràng, ngay ngắn, bố cục đẹp

VIII. BAN GIÁM KHẢO:

- Giáo viên quản lý mỗi cơ sở chọn ra 3 giáo viên của cơ sở mình phụ trách để làm Ban Giám Khảo.

IX. BÌNH CHỌN ONLINE:

- Sáng ngày 10/11/2014, tất cả các bài thi có điểm cao nhất của Ban Giám Khảo theo từng cơ sở sẽ được post lên Facebookwww.facebook.com/hoavanshz
- Từ 12:00 trưa ngày 10/11/2013, bắt đầu bình chọn online
- Kết thúc bình chọn: 12:00 trưa ngày 15/11/2013
- Tác phẩm nào nhận được nhiều lượt LIKE nhất sẽ là tác phẩm đạt giải bình chọn online

X. GIẢI THƯỞNG:

Mỗi cơ sở sẽ có ba giải do Ban Giám Khảo bình chọn bao gồm:
- 01 giải nhất : 150.000 VND
- 01 giải nhì : 100.000 VND
- 01 giải ba : 50.000 VND
Và 01 giải bình chọn online cho tác phẩm được yêu thích nhất : 500,000 VND


Cuộc thi “Thuyết trình tiếng Hoa SHZ” 

I. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA :
- Chào mừng 20/11/2014 ngày nhà giáo Việt Nam;
- Tạo hoạt động vui học tiếng Hoa cho học viên SHZ;
- Tạo cơ hội giao lưu cho các học viên SHZ.

II. BAN TỔ CHỨC:
- Trường Hoa văn Thương Mại Thành Phố - SHZ
- CLB Tiếng Hoa SHZ

III. ĐỐI TƯỢNG - ĐỊA ĐIỂM - THỜI GIAN :
- Đối tượng: Học viên SHZ1
- Hình thức dự thi: Thi thuyết trình bằng tiếng Hoa.
- Địa điểm thi: Hội trường SHZ1 – 768 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quân 5
- Thời gian thi: từ 19:00 đến 21:00 ngày 14/11/2014 ( thứ sáu)

IV. THỂ LỆ THAM GIA:
- Giáo viên chủ nhiệm các lớp chọn 1 hay 2 học viên tham gia, đăng ký với giáo viên quản lý hết ngày 29/10/2014.

V. PHƯƠNG THỨC THI 
- Chủ đề thuyết trình:
Nhóm 1: Gồm các lớp từ ZH3 / HHS đến ZHL / HHL, nói về chủ đề 《我的爱好》.
Nhóm 2: Gồm các lớp từ ZHQ / HHQ trở lên, nói về chủ đề 《我学汉语的方法》

VI. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ:
- Quần áo chỉnh tề, thái độ tích cực.
- Phát âm rõ ràng, chuẩn xác, lưu loát. 
- Nội dung đúng chủ đề.
- Thời gian không quá 5 phút.
- Không được cằm giấy đọc.

VII. BAN GIÁM KHẢO:
- Ban giám khảo gồm đại diện BGH trường và các giáo viên của các lớp có học viên tham gia.

VIII. GIẢI THƯỞNG:
Mỗi nhóm gồm hai giải thưởng:
- 01 giải nhất : 200.000 VND
- 01 giải nhì : 100.000 VND
Công bố kết quả và phát thưởng trong cuối buổi thi.

Ban Giám Hiệu SHZ

Khuyến khích các lớp có học viên tham gia mời cả lớp cùng đến dự và chia sẻ.

HÃY ĐẾN SHZ NHẬN ƯU ĐÃI VÀ THỂ HIỆN TÀI NĂNG ĐAM MÊ CỦA MÌNH NHE!



Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Nguồn gốc chữ "Phúc" ngược trong văn hoá Trung Quốc

Người Trung Quốc ở khắp nơi trên thế giới vào dịp lễ tết, khai trương, đám cươi…thường treo ngược chữ “Phúc” trong nhà.
Khách đến chơi, nếu không hiểu duyên cớ lại thốt lên « Phúc sao lại dán ngược », nhất định sẽ khiến chủ nhân chẳng lấy gì làm vui vẻ, ngược lại nếu khách lại lớn tiếng hô lên « Phú dào », ( Phúc đáo – Nghĩa là phúc đến rồi ), thì sẽ được chủ nhà đón tiếp cực lỳ long trọng.

Tại sao lại phải treo ngược như thê? Truyền thống này bắt đầu từ bao giờ? Và do ai sáng tạo nên?

Có 2 thuyết nói về điều độc đáo này.

Thứ nhất:
Từ đời nhà Thanh (1661-1911) về chữ phúc viết hay treo ngược. Chiều ba mươi tết, quan phủ lý của thái từ Cung Thân, cho lệnh treo chữ phúc trên cửa những chính ra vào đông cung. Có một tên lính hầu không biết chữ, treo ngược chữ Phúc. Thái từ nhìn thấy, nổi giận định trừng phạt tên lính hầu này. Quan phủ lý vốn là người giầu từ tâm, liền nghĩ ra cách gỡ tội cho tên lính hầu. Quan còn biết lòng thái tử khao khát may mắn để sớm lên ngôi báu. Ngài tâu thái tử: chữ phúc treo ngược là chữ phúc đảo, 倒, theo tiếng Trung Quốc đồng âm với chữ đáo 到, nghĩa là tới. Vậy chữ phúc treo ngược là điềm báo phúc đang tới. Thái tử hài lòng, không những không trừng phạt tên lính hầu mà còn trọng thưởng qua phủ lý và ban cho mỗi tên lính hầu năm lạng bạc. Quả là phúc đã tới với đám người này trong đêm trừ tịch đó.
Thứ 2:
Tương truyền rằng ở phía Bắc Trung Quốc vào thời nhà Minh có một người thợ mộc rất khéo tay,lành nghề nổi tiếng khắp vung. Ai mời được ông dựng nhà là một điều may mắn phải giết heo mổ dê thết đãi bà con hàng xóm….ông được dân gian đặt cho cái tên “Thái Sơn” có ngụ ý nhà do ông dựng thì vững chãi như núi Thái Sơn, và cũng có ý nói tay nghề của ông cũng như núi Thái Sơn kia khó ai vượt qua đươc.
Một ngày kia có một thương nhân sắp mở tiệm, khó khăn lắm mới mời được thầy trò Thái Sơn đến dựng nhà cho.Thầy trò Thái Sơn là việc cật lực ngày đêm và cuối cùng cũng dựng xong ngôi nhà.Ai cũng trầm trồ khen ngợi vì ở vùng chưa có ngôi nhà nào đẹp hơn thế, người chủ nhà rất hài lòng và chuẩn bị giết heo để thết đãi thầy trò Thái Sơn chuẩn bị lên đường va mời khách khứa đến chia vui.Nhưng sợ khách sẽ ăn hết phần ngon của nhóm Thái Sơn chủ nhà sai người làm lấy gan,cật,tim heo để riêng chế biến dể thầy trò Thái Sơn mang theo ăn trên đường đi. Thế nhưng nhóm Thái Sơn không biết được ý chủ nhà và rất lấy làm giận lão ‘nhà giàu keo kiệt”. Khuya đêm đó Thái Sơn bảo học trò đến ngôi nhà mới xây đảo ngược cây cột chống đỡ nhà vì theo dân gian sẽ làm cho người chủ nhà làm ăn bất lơi.
Sáng sớm hôm sau thầy trò Thái Sơn lên đường, người chủ nhà đã gởi một bọc đồ ăn lớn mang theo. Đi đến giữa trưa mọi người dừng lại nghỉ chân,lấy gói đồ của thương nhân ra và lấy làm bất ngờ.Thái Sơn biết mình đã trách nhầm chủ nhà, và thấy xấu hổ vì hành động của mình.Ông viết một chữ “Phúc” sai học trò của mình tức tốc quay lại nhà thương nhân và phải dán ngược trên cái cột nhà và phải hô to “phúc đến rồi”
Người học trò quay lại đúng lúc chủ tiệm khai trương, vâng lời thầy ngưởi học trò dán chữ “phúc” ngay cái cột chống nha,mọi người thắc mắc hỏi sao lại dán ngược, anh ta chỉ nói”phúc đến rồi ” và nói mọi người cùng hô to “phúc đến rối”. Và quả thật sao này người chủ nhà phát tài tọ Kể từ đó hình thành truyền thống treo chữ “phúc” ngược trong nhà trong những dịp lễ quan trọng của người dân Trung Quốc.

PS: Nếu mọi người có bạn bè người Trung Quốc mà nhận được tấm thiệp có chữ “phúc” lộn ngược thì đừng ngạc nhiên nhé ^^



Hội những người thích học tiếng Trung

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

8 trường phái ẩm thực Trung Quốc

Trung Quốc có khá nhiều trường phái nấu ăn. Trong đó, những trường phái có ảnh hưởng và mang tính đại diện nhất được cả xã hội công nhận là các món ăn của Sơn Đông, Tứ Xuyên, Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tô, Chiết Giang, Hồ Nam và An Huy.

Sự hình thành của một trường phái có lịch sử lâu dài không thể tách rời với việc nấu ăn đặc sắc và độc đáo. Đồng thời, nó cũng chịu sự ảnh hưởng của địa dư, điều kiện khí hậu, đặc sản tài nguyên, thói quen ăn uống... Có người đã ví một cách nhân cách hóa về 8 trường phái món ăn này như sau: món ăn của Giang Tô, Chiết Giang có khác nào người đẹp; Giang Nam thanh tú; món ăn của Sơn Đông, An Huy là một trang nam nhi mộc mạc chất phác; món ăn của Quảng Đông, Phúc Kiến thì nhã nhặn như vị công tử phong lưu còn món ăn của Tứ Xuyên, Hồ Nam thì chẳng khác nào một vị danh sĩ tài ba.

1. Món ăn Sơn Đông

Trường phái: Gồm hai loại món ăn Tế Nam và Dao Đông.

Đặc điểm: Vị nồng đậm, nặng mùi hành tỏi, nhất là món hải sản, có sở trường làm món canh và nội tạng động vật.

Món ăn có tiếng: ốc kho, cá chép chua ngọt.

2. Món ăn Tứ Xuyên

Trường phái: Gồm hai trường phái Thành Đô và Trùng Khánh.

Đặc điểm: Lắm mùi vị và nồng đậm.

Món ăn có tiếng: vây cá kho khô, cua xào thơm cay.

3. Món Giang Tô.

Trường phái: Gồm món ăn của các địa phương Dương Châu, Tô Châu và Nam Kinh.

Đặc điểm: Nổi tiếng về các món hầm, ninh, tần. Chú trọng về món canh, bảo đảm nguyên chất nguyên vị.

Món ăn có tiếng: món thịt và thịt cua hấp.

4. Món ăn Chiết Giang

Trường phái: Gồm các món ăn của Hàng Châu, Ninh Ba, Thiệu Hưng. Nhưng có tiếng tăm nhất là món ăn của Hàng Châu.

Đặc điểm: món ăn tươi mềm, thanh đạm, không ngấy.

Món ăn có tiếng: tôm nõn Long Tỉnh, cá chép Tây Hồ.

5. Món ăn Quảng Đông

Trường phái: Gồm ba trường phái Quảng Châu, Triều Châu và Đông Giang, món ăn Quảng Châu nổi tiếng nhất.

Đặc điểm: Rất sành về các món chiên, rán, hầm. Khẩu vị thơm giòn và tươi.

Món ăn có tiếng: Tam xà long hổ phượng, lợn quay.

6. Món ăn Phúc Kiến

Trường phái: Gồm các món ăn Phúc Châu, Tuyền Châu và Hạ Môn. Nhưng chủ yếu là món ăn Phúc Châu.

Đặc điểm: Nguyên liệu chủ yếu là hải sản, chú trọng vị ngọt chua mặn thơm, màu đẹp vị tươi.
Món ăn có tiếng: Kim phúc thọ, cá kho khô...

7. Món ăn Hồ Nam

Trường phái: Chú trọng thơm cay, tê cay, chua, cay và tươi. Nhưng chua cay là nhiều nhất.

Món ăn có tiếng: kho vây cá.

8. Món ăn An Huy

Trường phái: Gồm các món ăn của miền nam An Huy, cũng như khu vực dọc sông Trường Giang và Hoài hà. Nhưng với các món ăn của vùng miền nam An Huy là chính.

Đặc điểm: Có sở trường về các món ninh, hầm. Rất chú trọng về mặt dùng lửa.

Món ăn có tiếng: vịt hồ lô.

Trong 8 trường phái ẩm thực của TQ thì món ăn của Tứ Xuyên là được phổ biến rộng rãi nhất. Món ăn Tứ Xuyên có lịch sử lâu dài, hương vị độc đáo, rất có tiếng tăm ở trong và ngoài nước. Nó đặc biệt chú trọng về sắc, hương, vị, hình, nhất là có khá nhiều vị và nồng đậm gồm: tê, cay, mặn, ngọt, chua, đắng, thơm, trộn lẫn khéo léo, biến hóa linh hoạt, đã pha chế ra mấy chục vị phức hợp rất độc đáo như: tê cay, chua cay, dầu đỏ, dầu trắng... Nhiều khẩu vị lại khéo chế biến, nên đã được xếp hàng đầu trong các món ăn ở trong và ngoài nước, được gọi là mỗi món một khác, trăm món trăm vị.

*** Đặc sản Tứ Xuyên.
Phương pháp nấu của các món ăn Tứ Xuyên là khéo dựa vào các điểu kiện nhiên liệu, khí hậu và thực khách, vận dụng linh hoạt tình hình cụ thể, trong cách nấu ăn có hơn 30 phương pháp gồm: xào, rán, chiên, kho, ướp, nộm, muối...

Theo đà sản xuất phát triển và kinh tế phồn vinh, các món ăn Tứ Xuyên trên cơ sở vốn có, đã hấp thu sở trường của các món ăn nam bắc, cũng như ưu điểm của các bữa tiệc quan chức và nhà buôn, hình thành đặc điểm món ăn miền bắc nấu theo kiểu Tứ Xuyên, món ăn miền nam mang hương vị Tứ Xuyên, nên mới được gọi là “Thực tại Trung Quốc, vị tại Tứ Xuyên”.

Các món ăn Tứ Xuyên rất coi trọng về thay đổi mùi vị, phân biệt rõ đậm nhạt, nặng nhẹ. Món ăn Tứ Xuyên không thể tách rời với ớt, hoa tiêu và hạt tiêu. Có khá nhiều cách sử dụng ớt và rất linh hoạt, khi thì dùng làm nguyên liệu chính, khi thì chỉ dùng làm phối liệu, nhưng phần lớn là dùng làm gia vị. Món ăn Tứ Xuyên cũng có khá nhiều kiểu cách đổi mùi vị, vừa phù hợp với từng khẩu vị của người ăn, cũng thích hợp với mỗi mùa khí hậu khác nhau như: mùa đông và mùa xuân khí hậu rét mướt thì dùng vị ớt nhiều hơn. Còn mùa hạ và mùa thu khí hậu nóng bức thì vị ớt phải giảm đi ba phần. Một đặc điểm lớn nhất của món ăn Tứ Xuyên là khéo điều chỉnh mùi vị, khẩu vị có nồng có nhạt, trong nhạt có nồng, nồng nhưng không ngấy, nhạt nhưng không bạc. Do đó, món ăn Tứ Xuyên không những lắm vị và nồng hậu, mà còn có sở trường về mặt thanh, tươi, đạm, nhã, khiến người ăn đều tấm tắc khen ngợi và thật khó quên.

St


Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

喜欢 & 爱 Thích và yêu

喜欢你,却不一定爱你,爱你就一定很喜欢你
Xǐhuān nǐ què bù yídìng ài nǐ
ài nǐ jiù yídìng hěn xǐhuān nǐ
Thích ấy không nhất định sẽ yêu, còn yêu nhất định đã rất thích rồi.

其实,喜欢和爱仅一步之遥
Qíshí
xǐhuān hé ài jǐn yī bù zhī yáo
Thích và yêu cách nhau một bước thôi

但,想要迈这一步,就看你是喜欢迈这一步
Dàn
xiǎng yào màizhè yī bù, jiù kàn nǐ shì xǐhuān màizhè yī bù
Nhưng muốn đi bước đi này phải xem bạn “thích” bước hay “yêu” mà bước.

还是爱迈这一步喜欢是淡淡的爱,爱是深深的喜欢,
Háishì ài màizhè yī bù, xǐhuān shì dàndàn de ài
ài shì shēnshēn de xǐhuān
Thích là hơi yêu còn yêu là thích rất nhiều.

爱是一种依赖,是一种责任,是一种相互的依偎
Ài shì yī zhǒng yīlài
shì yī zhǒng zérènshì yī zhǒng xiànghù de yīwēi
Yêu là sự nương tựa, là trách nhiệm, là cùng dựa vào nhau

喜欢是一种淡淡的莫名的好感,
Xǐhuān shì yī zhǒng dàndàn de mòmíng de hǎo gǎn

是一种突然间的冲动,是一种闪在脑里的念头
Shì yī zhǒng tūrán jiān de chōngdòng
shì yī zhǒng shǎn zài nǎo lǐ de niàn tóu
Thích là thứ cảm giác không lời, là xúc động nhất thời, là chút gì thoáng nghĩ qua.

爱是一种埋在心里的翻江倒海,是不可以用任何的喜欢来代替,是一种力量!
Ài shì yī zhǒng mái zài xīn lǐ de fān jiāng dǎo hǎi
shì bù kě yǐ yòng rèn hé de xǐ huān lái dài tìshì yī zhǒng lìliàng
Yêu là giấu vào lòng muôn sóng cuộn trào, là không thể dùng bất cứ kiểu thích nào thay thế được, là sức mạnh!

喜欢一个人,并不一定要爱他;
Xǐhuān yī gè rén
bìng bù yídìng yào ài tā
Thích một người không nhất định phải yêu họ

但爱一个人的前提,却是一定要喜欢他。
Dàn ài yígè rén de qián tí
què shì yídìng yào xǐhuān tā
Nhưng điều kiện trước tiên để yêu một người là phải thích.

喜欢很容易转变为爱,但爱过之后却很难再说喜欢。
Xǐhuān hěn róngyì zhuǎnbiàn wéi ài
dàn ài guò zhī hòu què hěn nán zài shuō xǐhuān
Thích rất dễ chuyển thành yêu còn sau khi đã yêu một thời gian rất khó để quay trở về “thích”..

因为喜欢是宽容的;而爱,则是自私的。
Yīnwèi xǐhuān shì kuānróng de, ér ài
zé shì zìsī de
Vì thích là khoan dung mà yêu là ích kỷ


喜欢是一种轻松而淡然的心态。但爱,却太沉重。
Xǐhuān shì yī zhǒng qīng sōng ér dàn rán de xīn tài, dàn ài
què tài chénzhòng
Thích là kiểu tâm lý thoải mái và không chủ ý, yêu ngược lại quá nặng lo.

爱一但说出了口,就变成了一种誓言,一种承诺执子之手,与之偕老
Ài yī dān shuō chu le kǒu, jiù biànchéng le yī zhǒng shì yán, yī zhǒng chéngnuò “zhí zǐ zhī shǒu
yǔ zhī xié lǎo”
Yêu một khi đã nói ra liền trở thành lời thề, lời hứa “đã nắm tay nhau là đi cùng nhau đến lúc bạc đầu”

短短的八个字里却要包含多少的风风雨雨!
Duǎnduǎn de bā gè zì lǐ què yào bāo hán duōshǎo de fēngfēng yǔyǔ
Vài chữ ngắn thế thôi mà trong nó hàm chứa biết bao nhiêu muôn trùng sóng gió.

山无陵海枯竭,冬雷震震,始敢与君绝!
Shān wú líng hǎi kū jié
dōng léi zhènzhènshǐ gǎn yǔ jūn jué
Chỉ khi sông cạn đá mòn, mùa đông sấm chớp mới chia lìa!

这便是爱了。
Zhè biàn shì ài le

Đấy là “yêu” rồi.

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

114 Câu thường dùng nhất trong ngày của người Trung Quốc - 114 日常生活中常用的句子

1. 绝对不是。Juéduì bùshì. Hoàn toàn không
2. 你跟我一起去吗?Nǐ gēn wǒ yīqǐ qù ma? Em đi với anh nhé?
3. 你能肯定吗?Nǐ néng kěndìng ma? Bạn chắc chứ?
4. 尽快。Jǐnkuài. Càng sớm càng tốt!
5. 相信我。Xiāngxìn wǒ. Tin tôi đi!
6. 买下来!Mǎi xiàlái! Mua đi!
7. 明天打电话给我。Míngtiān dǎ diànhuà gěi wǒ. Mai gọi cho em nhé
8. 请您说得慢些好吗?Qǐng nín shuō dé màn xiē hǎo ma? Bạn nói chậm một chút được ko?
9. 跟我来。Gēn wǒ lái. Đi cùng anh
10. 恭喜恭喜。Gōngxǐ gōngxǐ. Chúc mừng
11. 把它做对。Bǎ tā zuò duì. Làm chuẩn!
12. 你是当真的吗?Nǐ shì dàngzhēn de ma? Ý bạn là thế đúng không?
13. 你经常见到他吗?Nǐ jīngcháng jiàn dào tā ma? Bạn có hay gặp anh ý không?
14. 你明白了吗?Nǐ míngbáile ma? Bạn hiểu chưa?
15. 你要吗?Nǐ yào ma? Bạn có cần không?
16. 你想要些什么?Nǐ xiǎng yào xiē shénme? Bạn muốn gì không?
17. 不要做。Bùyào zuò. Đừng làm việc đó
18. 不要夸张。Bùyào kuāzhāng. Đừng phóng đại
19. 不要告诉我。Bùyào gàosù wǒ. Đừng nói với tôi điều đó
20. 帮我一下。Bāng wǒ yīxià. Giúp tôi một tay
21. 一直往前走。Yīzhí wǎng qián zǒu. Đi thẳng
22. 祝旅途愉快。Zhù lǚtú yúkuài. Có một chuyến đi tốt lành
23. 祝你一天过得愉快。Zhù nǐ yītiānguò dé yúkuài. - Chúc một ngày tốt lành
24. 你做完了吗?Nǐ zuò wánliǎo ma? - Bạn đã xong chưa?
25. 他没空。Tā méi kōng. Anh ta không rỗi
26. 他现在已经在路上了。Tā xiànzài yǐjīng zài lùshàngle.He is on his way. 
27. 你好吗?Nǐ hǎo ma? Bạn khoẻ không?
28. 你要呆多久?Nǐ yào dāi duōjiǔ? Bạn ở lại bao lâu?
29. 我对她着迷了。Wǒ duì tā zháomíle. Tôi mê mẩn cô ta rồi
30. 我在浪费时间。Wǒ zài làngfèi shíjiān. Tôi lãng phí thời gian
31. 我能做。Wǒ néng zuò. Tôi có thể làm được
32. 我简直不能相信。Wǒ jiǎnzhí bùnéng xiāngxìn. Tôi không thể tin được
33. 我不能再等了。Wǒ bùnéng zài děngle. Tôi không thể chờ đợi nữa
34. 我没时间了。Wǒ méi shíjiānle. Tôi không có thời gian
35. 我一个人都不认识。Wǒ yīgè rén dōu bù rènshí. Tôi không biết ai cả
36. 我不喜欢。Wǒ bù xǐhuān. Tôi không vui 
37. 我认为不是。Wǒ rènwéi bùshì. Tôi không nghĩ như thế
38. 我感觉好多了。Wǒ gǎnjué hǎoduōle. Tôi cảm thấy tốt hơn rồi
39. 我找到了。Wǒ zhǎodàole. Tôi tìm thấy rồi
40. 我希望如此。Wǒ xīwàng rúcǐ. Tôi hy vọng thế
41. 我早知道了。Wǒ zǎo zhīdàole. Tôi biết rồi
42. 我注意到了。Wǒ zhùyì dàole. Tôi chú ý rồi.
43. 我明白了。Wǒ míngbáile. Tôi hiểu rồi.
44. 我认为是这样的。Wǒ rènwéi shì zhèyàng de. Tôi cũng nghĩ thế
45. 我想跟他说话。Wǒ xiǎng gēn tā shuōhuà. Tôi muốn nói chuyện với anh ta
46. 我赢了。Wǒ yíngle. Tôi thắng rồi
47. 请给我一杯咖啡。Qǐng gěi wǒ yībēi kāfēi. Mời bạn 1 ly cà phê
48. 我饿死了。Wǒ è sǐle. Tôi đói chết mất
49. 我要走了。Wǒ yào zǒuliǎo. Tôi đang đi đây
50. 对不起。Duìbùqǐ. Tôi xin lỗi
51. 我习惯了。Wǒ xíguànle. Tôi quen rồi
52. 我会想念你的。Wǒ huì xiǎngniàn nǐ de. Tôi sẽ rất nhớ em
53. 我试试看。Wǒ shì shìkàn. Tôi sẽ cố
54. 我很无聊。Wǒ hěn wúliáo. Tôi rất buồn
55. 我很忙。Wǒ hěn máng. Tôi rất bận
56. 我玩得很开心。Wǒ wán dé hěn kāixīn. Tôi rất vui
57. 我准备好了。Wǒ zhǔnbèi hǎole. Tôi chuẩn bị tốt rồi
58. 我明白了。Wǒ míngbáile. Tôi hiểu rồi
59. 真是难以置信!Zhēnshi nányǐ zhìxìn! Thật không tưởng!
60. 很远吗?Hěn yuǎn ma? Có xa không?
61. 没关系。Méiguānxì. Không vấn đề
62. 闻起来很香。Wén qǐlái hěn xiāng. Nó có mùi rất thơm
63. 是时候了。Shì shíhòule. Đó là vấn đề thời gian
64. 没关系。Méiguānxì. Tốt rồi
65. 很容易。Hěn róngyì. Dễ mà
66. 很好。Hěn hǎo. Rất tốt
67. 离这很近。Lí zhè hěn jìn.Rất gần đây
68. 没什么。Méishénme. Không vấn đề gì
69. 该走了。Gāi zǒule. Đến lúc đi rồi
70. 那是不同的。Nà shì bùtóng de. Không giống nhau
71. 很滑稽。Hěn huájī. Buồn cười thế
72. 那是不可能的。Nà shì bù kěnéng de. Cái đó không thể
73. 还行。Hái xíng. Cũng được
74. 不难. Bù nán. Không khó
75. 不值得。Bù zhídé. Không đáng
76. 很明显。Hěn míngxiǎn. Hiển nhiên rồi
77. 还是一样的。Háishì yīyàng de. Cũng như nhau
79. 轮到你了。Lún dào nǐle. Đến lượt bạn 
80. 我也一样。Wǒ yě yīyàng. Tôi cũng thế
81. 还没有。Hái méiyǒu. Vẫn chưa
82. 放松。Fàngsōng. Nghỉ ngơi
83. 明天见。Míngtiān jiàn. Gặp lại vào ngày mai
84. 她是我最好的朋友。Tā shì wǒ zuì hǎo de péngyǒu. Cô ấy là bạn tốt nhất của tôi
85. 她真聪明。Tā zhēn cōngmíng. Cô ta rất thông minh 
86. 告诉我。Gàosù wǒ. Nói với anh
87. 多谢。Duōxiè. Cám ơn
88. 这样的事情经常发生。Zhèyàng de shìqíng jīngcháng fāshēng. Việc này thường xảy ra
89. 够了。Gòule. Đủ rồi
90. 很有趣。Hěn yǒuqù. Thật thú vị
91. 对了。Duìle. Đúng rồi
92. 这是真的。Zhè shì zhēn de. Chuẩn rồi
93. 这里人很多。Zhèlǐ rén hěnduō. Quá nhiều người ở đây
94. 他们互相倾慕。Tāmen hùxiāng qīngmù. Cũng như nhau thôi
95. 考虑一下。Kǎolǜ yīxià Nghĩ về vấn đề đó đi nhé
96. 太糟糕啦!Tài zāogāo la! Tệ quá
97. 等等我。Děng děng wǒ. Chờ tôi
98. 你说什么?Nǐ shuō shénme? Bạn nói gì cơ?
99. 你认为怎样?Nǐ rènwéi zěnyàng? Bạn nghĩ thế nào?
100. 他在说些什么?Tā zài shuō xiē shénme? Anh ta nói gì thế?
101. 多坏的天气。Duō huài de tiānqì. Thời tiết chán vãi
102. 怎么啦?Zěnme la? Làm sao thế?
103. 今天几号? Jīntiān jǐ hào? Hôm nay là mùng mấy?
104. 你去哪里?Nǐ qù nǎlǐ? Bạn đi đâu đấy?
105. 他在哪里?Tā zài nǎlǐ? Anh ta ở đâu?
106. 你太性急了。Nǐ tài xìngjíle. Bạn không bình tĩnh gì cả
107. 你看上去很累。Nǐ kàn shàngqù hěn lèi. Bạn trông có vẻ mệt mỏi
108. 你让我大吃一惊。Nǐ ràng wǒ dàchīyījīng. Bạn làm tôi ngạc nhiên đấy
109. 你疯了。Nǐ fēngle. Mày điên à
110. 别客气。Bié kèqì. Không có gì
111. 你总是对的。Nǐ zǒng shì duì de.Bạn luôn đúng
112. 你的心情不好。Nǐ de xīnqíng bù hǎo. Bạn đang có tâm trạng không vui
113. 你在撒谎。Nǐ zài sāhuǎng. Nói dối
114. 你错了。Nǐ cuòle. Anh sai rồi

Internet

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Dễ nhớ tiếng Hoa bằng cách nào?



Nhớ tiếng Hoa bằng cách nào?  Nó không đơn giản như việc học ngôn ngữ mẹ để, đó là điều tất nhiên. Tuy nhiên, cũng có những cách học làm cho tiếng Hoa trở nên dễ dàng hơn với tất cả chúng ta.
Dưới đây là 1 trong những cách học tiếng Hoa để nhớ  nhanh và lâu nhất.
Hãy tưởng tượng mình có thể nhớ được chữ tiếng Trung một cách dễ dàng, đọc tiếng Hoa trôi chảy không cần nhìn phiên âm hoặc tiếng Hoa của bạn khi giao tiếp phát ra một cách tự nhiên không bị nghẽn hay cần nhiều thời gian suy nghĩ.
Bạn nên lựa chọn cách nhớ tiếng Hoa sao cho hiệu quả và tốt nhất.

1. Gắn tiếng hoa vào công việc hàng ngày:

Như bạn có thể học tên tất cả các đồ dùng trong tiếng Trung và nói trong lúc nấu ăn. Có vẻ mơ hồ nhưng thực tế lại rất dễ dàng áp dụng.
+ Nghe Nói trước – Ngữ pháp sau. Đừng gắn mình với một cuốn sách giáo trình dày cộm. Hãy Nghe-Nói; Nói-Nghe thật nhiều. Học bằng Tai và Miệng, chứ không học bằng Mắt.
+ Gắn những điều bạn học vào những thứ gần gũi với bạn nhất để nhớ lâu hơn.

Chữ An với người phụ nữ ở trong nhà:
安 (Ān): Ở trên là bộ 宀 miên => mái nhà mái che, Ở dưới là bộ女 nữ => nữ giới, con gái, đàn bà
(Ý nghĩa) =>Người phụ nữ ở dưới trong nhà thì rất “an” toàn.
Ví dụ: 安全 (Ānquán) – An Toàn
Hoặc nhìn con hổ để ngẫm về chữ Vương

2. Rèn luyện tất cả các kĩ năng: Nghe Nói Đọc Viết thành thạo.

+ Không được học rồi trả lời y sì, bạn nên áp dụng thật nhiều tình huống nếu bạn thực sự muốn mình linh hoạt hơn trong cách giao tiếp tiếng Trung
Việc tạo ra phản ứng trả lời sẽ giúp bạn áp dụng vào tình huống cụ thể giúp bạn nhớ lâu hơn. Nhắc lại theo một mô típ khiến bạn thụ động và dễ quên khi gặp tình huống mới bất ngờ xảy đến.
+ Thực tiễn và sách vở là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, bạn nên thực hành nhiều hơn
Điều cần làm là bạn hãy áp dụng thường xuyên, hàng ngày và bất cứ khi nào có cơ hội. Lặp đi lặp lại như vậy và bạn sẽ “khắc cốt ghi tâm” lâu hơn.
Chúc các bạn thành công với sự lựa chọn và học tập của mình !
Nguồn: blogtiengtrung.com. (Có edit)