Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

SHZ chào đón 20/11 với nhiều ưu đãi và cho bạn thể hiện tài năng....

Mừng ngày 20/11 - SHZ gửi hàng ngàn voucher ưu đãi nhằm tri ân Học viên đã quan tâm và đồng hành cùng SHZ
Nhanh tay download về và IN voucher này mang đến chi nhánh SHZ gần nhất đăng ký ngay khóa học trong tháng 11 này nhé!




Nhằm giúp Học viên có những giá trị tăng thêm khi đăng ký học tại SHZ: LỚP LUYỆN NÓI MIỄN PHÍ chào đón các bạn học viên tại chi nhánh "em út" SHZ5 - Gò Vấp sắp sửa "khai trương"


Dành cho những bạn muốn Luyện viết chữ đẹp và phát âm chuẩn nè!


Cuộc thi “VIẾT CHỮ HÁN” 

I. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA :

- Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2014;
- Tạo hoạt động vui học tiếng Hoa cho học viên SHZ;
- Tạo cơ hội giao lưu cho các học viên SHZ.

II. BAN TỔ CHỨC:

- Trường Hoa văn Thương Mại Thành Phố - SHZ
- CLB Tiếng Hoa SHZ

III. ĐỐI TƯỢNG - ĐỊA ĐIỂM - THỜI GIAN :

- Đối tượng: Học viên SHZ; (tất cả 6 chi nhánh)
- Hình thức dự thi: thi viết chữ Hán trên giấy theo đề thi;
- Địa điểm thi: các cơ sở SHZ
- Thời gian thi: xin xem poster đính kèm
- Thời gian bình chọn tác phẩm online: từ 12:00 trưa ngày 10/11/2014 đến 12:00 trưa ngày 15/10/2014 (giải này chỉ dành cho 3 tác phẩm có điểm cao nhất của từng cơ sở)
- Thời gian công bố kết quả: 17/11/2013
- Thời gian nhận thưởng: 19 ~ 23/11/2014 tại các cơ sở.

IV. THỂ LỆ THAM GIA:

- Học viên đăng ký dự thi từ ngày 23/10/2014 đến ngày 30/10/2014 tại phòng tư vấn các cơ sở của SHZ

V. PHƯƠNG THỨC THI:

- Thi theo cở sở học viên đang theo học

VI. QUY ĐỊNH CHUNG:
- Học viên tự chuẩn bị bút bi màu xanh để dự thi
- Giấy làm bài do SHZ cung cấp

VII. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ:

- Hình thức: không bôi xóa, sạch sẽ
- Chữ viết: viết đúng chữ, rõ ràng, ngay ngắn, bố cục đẹp

VIII. BAN GIÁM KHẢO:

- Giáo viên quản lý mỗi cơ sở chọn ra 3 giáo viên của cơ sở mình phụ trách để làm Ban Giám Khảo.

IX. BÌNH CHỌN ONLINE:

- Sáng ngày 10/11/2014, tất cả các bài thi có điểm cao nhất của Ban Giám Khảo theo từng cơ sở sẽ được post lên Facebookwww.facebook.com/hoavanshz
- Từ 12:00 trưa ngày 10/11/2013, bắt đầu bình chọn online
- Kết thúc bình chọn: 12:00 trưa ngày 15/11/2013
- Tác phẩm nào nhận được nhiều lượt LIKE nhất sẽ là tác phẩm đạt giải bình chọn online

X. GIẢI THƯỞNG:

Mỗi cơ sở sẽ có ba giải do Ban Giám Khảo bình chọn bao gồm:
- 01 giải nhất : 150.000 VND
- 01 giải nhì : 100.000 VND
- 01 giải ba : 50.000 VND
Và 01 giải bình chọn online cho tác phẩm được yêu thích nhất : 500,000 VND


Cuộc thi “Thuyết trình tiếng Hoa SHZ” 

I. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA :
- Chào mừng 20/11/2014 ngày nhà giáo Việt Nam;
- Tạo hoạt động vui học tiếng Hoa cho học viên SHZ;
- Tạo cơ hội giao lưu cho các học viên SHZ.

II. BAN TỔ CHỨC:
- Trường Hoa văn Thương Mại Thành Phố - SHZ
- CLB Tiếng Hoa SHZ

III. ĐỐI TƯỢNG - ĐỊA ĐIỂM - THỜI GIAN :
- Đối tượng: Học viên SHZ1
- Hình thức dự thi: Thi thuyết trình bằng tiếng Hoa.
- Địa điểm thi: Hội trường SHZ1 – 768 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quân 5
- Thời gian thi: từ 19:00 đến 21:00 ngày 14/11/2014 ( thứ sáu)

IV. THỂ LỆ THAM GIA:
- Giáo viên chủ nhiệm các lớp chọn 1 hay 2 học viên tham gia, đăng ký với giáo viên quản lý hết ngày 29/10/2014.

V. PHƯƠNG THỨC THI 
- Chủ đề thuyết trình:
Nhóm 1: Gồm các lớp từ ZH3 / HHS đến ZHL / HHL, nói về chủ đề 《我的爱好》.
Nhóm 2: Gồm các lớp từ ZHQ / HHQ trở lên, nói về chủ đề 《我学汉语的方法》

VI. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ:
- Quần áo chỉnh tề, thái độ tích cực.
- Phát âm rõ ràng, chuẩn xác, lưu loát. 
- Nội dung đúng chủ đề.
- Thời gian không quá 5 phút.
- Không được cằm giấy đọc.

VII. BAN GIÁM KHẢO:
- Ban giám khảo gồm đại diện BGH trường và các giáo viên của các lớp có học viên tham gia.

VIII. GIẢI THƯỞNG:
Mỗi nhóm gồm hai giải thưởng:
- 01 giải nhất : 200.000 VND
- 01 giải nhì : 100.000 VND
Công bố kết quả và phát thưởng trong cuối buổi thi.

Ban Giám Hiệu SHZ

Khuyến khích các lớp có học viên tham gia mời cả lớp cùng đến dự và chia sẻ.

HÃY ĐẾN SHZ NHẬN ƯU ĐÃI VÀ THỂ HIỆN TÀI NĂNG ĐAM MÊ CỦA MÌNH NHE!



Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Nguồn gốc chữ "Phúc" ngược trong văn hoá Trung Quốc

Người Trung Quốc ở khắp nơi trên thế giới vào dịp lễ tết, khai trương, đám cươi…thường treo ngược chữ “Phúc” trong nhà.
Khách đến chơi, nếu không hiểu duyên cớ lại thốt lên « Phúc sao lại dán ngược », nhất định sẽ khiến chủ nhân chẳng lấy gì làm vui vẻ, ngược lại nếu khách lại lớn tiếng hô lên « Phú dào », ( Phúc đáo – Nghĩa là phúc đến rồi ), thì sẽ được chủ nhà đón tiếp cực lỳ long trọng.

Tại sao lại phải treo ngược như thê? Truyền thống này bắt đầu từ bao giờ? Và do ai sáng tạo nên?

Có 2 thuyết nói về điều độc đáo này.

Thứ nhất:
Từ đời nhà Thanh (1661-1911) về chữ phúc viết hay treo ngược. Chiều ba mươi tết, quan phủ lý của thái từ Cung Thân, cho lệnh treo chữ phúc trên cửa những chính ra vào đông cung. Có một tên lính hầu không biết chữ, treo ngược chữ Phúc. Thái từ nhìn thấy, nổi giận định trừng phạt tên lính hầu này. Quan phủ lý vốn là người giầu từ tâm, liền nghĩ ra cách gỡ tội cho tên lính hầu. Quan còn biết lòng thái tử khao khát may mắn để sớm lên ngôi báu. Ngài tâu thái tử: chữ phúc treo ngược là chữ phúc đảo, 倒, theo tiếng Trung Quốc đồng âm với chữ đáo 到, nghĩa là tới. Vậy chữ phúc treo ngược là điềm báo phúc đang tới. Thái tử hài lòng, không những không trừng phạt tên lính hầu mà còn trọng thưởng qua phủ lý và ban cho mỗi tên lính hầu năm lạng bạc. Quả là phúc đã tới với đám người này trong đêm trừ tịch đó.
Thứ 2:
Tương truyền rằng ở phía Bắc Trung Quốc vào thời nhà Minh có một người thợ mộc rất khéo tay,lành nghề nổi tiếng khắp vung. Ai mời được ông dựng nhà là một điều may mắn phải giết heo mổ dê thết đãi bà con hàng xóm….ông được dân gian đặt cho cái tên “Thái Sơn” có ngụ ý nhà do ông dựng thì vững chãi như núi Thái Sơn, và cũng có ý nói tay nghề của ông cũng như núi Thái Sơn kia khó ai vượt qua đươc.
Một ngày kia có một thương nhân sắp mở tiệm, khó khăn lắm mới mời được thầy trò Thái Sơn đến dựng nhà cho.Thầy trò Thái Sơn là việc cật lực ngày đêm và cuối cùng cũng dựng xong ngôi nhà.Ai cũng trầm trồ khen ngợi vì ở vùng chưa có ngôi nhà nào đẹp hơn thế, người chủ nhà rất hài lòng và chuẩn bị giết heo để thết đãi thầy trò Thái Sơn chuẩn bị lên đường va mời khách khứa đến chia vui.Nhưng sợ khách sẽ ăn hết phần ngon của nhóm Thái Sơn chủ nhà sai người làm lấy gan,cật,tim heo để riêng chế biến dể thầy trò Thái Sơn mang theo ăn trên đường đi. Thế nhưng nhóm Thái Sơn không biết được ý chủ nhà và rất lấy làm giận lão ‘nhà giàu keo kiệt”. Khuya đêm đó Thái Sơn bảo học trò đến ngôi nhà mới xây đảo ngược cây cột chống đỡ nhà vì theo dân gian sẽ làm cho người chủ nhà làm ăn bất lơi.
Sáng sớm hôm sau thầy trò Thái Sơn lên đường, người chủ nhà đã gởi một bọc đồ ăn lớn mang theo. Đi đến giữa trưa mọi người dừng lại nghỉ chân,lấy gói đồ của thương nhân ra và lấy làm bất ngờ.Thái Sơn biết mình đã trách nhầm chủ nhà, và thấy xấu hổ vì hành động của mình.Ông viết một chữ “Phúc” sai học trò của mình tức tốc quay lại nhà thương nhân và phải dán ngược trên cái cột nhà và phải hô to “phúc đến rồi”
Người học trò quay lại đúng lúc chủ tiệm khai trương, vâng lời thầy ngưởi học trò dán chữ “phúc” ngay cái cột chống nha,mọi người thắc mắc hỏi sao lại dán ngược, anh ta chỉ nói”phúc đến rồi ” và nói mọi người cùng hô to “phúc đến rối”. Và quả thật sao này người chủ nhà phát tài tọ Kể từ đó hình thành truyền thống treo chữ “phúc” ngược trong nhà trong những dịp lễ quan trọng của người dân Trung Quốc.

PS: Nếu mọi người có bạn bè người Trung Quốc mà nhận được tấm thiệp có chữ “phúc” lộn ngược thì đừng ngạc nhiên nhé ^^



Hội những người thích học tiếng Trung

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

8 trường phái ẩm thực Trung Quốc

Trung Quốc có khá nhiều trường phái nấu ăn. Trong đó, những trường phái có ảnh hưởng và mang tính đại diện nhất được cả xã hội công nhận là các món ăn của Sơn Đông, Tứ Xuyên, Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tô, Chiết Giang, Hồ Nam và An Huy.

Sự hình thành của một trường phái có lịch sử lâu dài không thể tách rời với việc nấu ăn đặc sắc và độc đáo. Đồng thời, nó cũng chịu sự ảnh hưởng của địa dư, điều kiện khí hậu, đặc sản tài nguyên, thói quen ăn uống... Có người đã ví một cách nhân cách hóa về 8 trường phái món ăn này như sau: món ăn của Giang Tô, Chiết Giang có khác nào người đẹp; Giang Nam thanh tú; món ăn của Sơn Đông, An Huy là một trang nam nhi mộc mạc chất phác; món ăn của Quảng Đông, Phúc Kiến thì nhã nhặn như vị công tử phong lưu còn món ăn của Tứ Xuyên, Hồ Nam thì chẳng khác nào một vị danh sĩ tài ba.

1. Món ăn Sơn Đông

Trường phái: Gồm hai loại món ăn Tế Nam và Dao Đông.

Đặc điểm: Vị nồng đậm, nặng mùi hành tỏi, nhất là món hải sản, có sở trường làm món canh và nội tạng động vật.

Món ăn có tiếng: ốc kho, cá chép chua ngọt.

2. Món ăn Tứ Xuyên

Trường phái: Gồm hai trường phái Thành Đô và Trùng Khánh.

Đặc điểm: Lắm mùi vị và nồng đậm.

Món ăn có tiếng: vây cá kho khô, cua xào thơm cay.

3. Món Giang Tô.

Trường phái: Gồm món ăn của các địa phương Dương Châu, Tô Châu và Nam Kinh.

Đặc điểm: Nổi tiếng về các món hầm, ninh, tần. Chú trọng về món canh, bảo đảm nguyên chất nguyên vị.

Món ăn có tiếng: món thịt và thịt cua hấp.

4. Món ăn Chiết Giang

Trường phái: Gồm các món ăn của Hàng Châu, Ninh Ba, Thiệu Hưng. Nhưng có tiếng tăm nhất là món ăn của Hàng Châu.

Đặc điểm: món ăn tươi mềm, thanh đạm, không ngấy.

Món ăn có tiếng: tôm nõn Long Tỉnh, cá chép Tây Hồ.

5. Món ăn Quảng Đông

Trường phái: Gồm ba trường phái Quảng Châu, Triều Châu và Đông Giang, món ăn Quảng Châu nổi tiếng nhất.

Đặc điểm: Rất sành về các món chiên, rán, hầm. Khẩu vị thơm giòn và tươi.

Món ăn có tiếng: Tam xà long hổ phượng, lợn quay.

6. Món ăn Phúc Kiến

Trường phái: Gồm các món ăn Phúc Châu, Tuyền Châu và Hạ Môn. Nhưng chủ yếu là món ăn Phúc Châu.

Đặc điểm: Nguyên liệu chủ yếu là hải sản, chú trọng vị ngọt chua mặn thơm, màu đẹp vị tươi.
Món ăn có tiếng: Kim phúc thọ, cá kho khô...

7. Món ăn Hồ Nam

Trường phái: Chú trọng thơm cay, tê cay, chua, cay và tươi. Nhưng chua cay là nhiều nhất.

Món ăn có tiếng: kho vây cá.

8. Món ăn An Huy

Trường phái: Gồm các món ăn của miền nam An Huy, cũng như khu vực dọc sông Trường Giang và Hoài hà. Nhưng với các món ăn của vùng miền nam An Huy là chính.

Đặc điểm: Có sở trường về các món ninh, hầm. Rất chú trọng về mặt dùng lửa.

Món ăn có tiếng: vịt hồ lô.

Trong 8 trường phái ẩm thực của TQ thì món ăn của Tứ Xuyên là được phổ biến rộng rãi nhất. Món ăn Tứ Xuyên có lịch sử lâu dài, hương vị độc đáo, rất có tiếng tăm ở trong và ngoài nước. Nó đặc biệt chú trọng về sắc, hương, vị, hình, nhất là có khá nhiều vị và nồng đậm gồm: tê, cay, mặn, ngọt, chua, đắng, thơm, trộn lẫn khéo léo, biến hóa linh hoạt, đã pha chế ra mấy chục vị phức hợp rất độc đáo như: tê cay, chua cay, dầu đỏ, dầu trắng... Nhiều khẩu vị lại khéo chế biến, nên đã được xếp hàng đầu trong các món ăn ở trong và ngoài nước, được gọi là mỗi món một khác, trăm món trăm vị.

*** Đặc sản Tứ Xuyên.
Phương pháp nấu của các món ăn Tứ Xuyên là khéo dựa vào các điểu kiện nhiên liệu, khí hậu và thực khách, vận dụng linh hoạt tình hình cụ thể, trong cách nấu ăn có hơn 30 phương pháp gồm: xào, rán, chiên, kho, ướp, nộm, muối...

Theo đà sản xuất phát triển và kinh tế phồn vinh, các món ăn Tứ Xuyên trên cơ sở vốn có, đã hấp thu sở trường của các món ăn nam bắc, cũng như ưu điểm của các bữa tiệc quan chức và nhà buôn, hình thành đặc điểm món ăn miền bắc nấu theo kiểu Tứ Xuyên, món ăn miền nam mang hương vị Tứ Xuyên, nên mới được gọi là “Thực tại Trung Quốc, vị tại Tứ Xuyên”.

Các món ăn Tứ Xuyên rất coi trọng về thay đổi mùi vị, phân biệt rõ đậm nhạt, nặng nhẹ. Món ăn Tứ Xuyên không thể tách rời với ớt, hoa tiêu và hạt tiêu. Có khá nhiều cách sử dụng ớt và rất linh hoạt, khi thì dùng làm nguyên liệu chính, khi thì chỉ dùng làm phối liệu, nhưng phần lớn là dùng làm gia vị. Món ăn Tứ Xuyên cũng có khá nhiều kiểu cách đổi mùi vị, vừa phù hợp với từng khẩu vị của người ăn, cũng thích hợp với mỗi mùa khí hậu khác nhau như: mùa đông và mùa xuân khí hậu rét mướt thì dùng vị ớt nhiều hơn. Còn mùa hạ và mùa thu khí hậu nóng bức thì vị ớt phải giảm đi ba phần. Một đặc điểm lớn nhất của món ăn Tứ Xuyên là khéo điều chỉnh mùi vị, khẩu vị có nồng có nhạt, trong nhạt có nồng, nồng nhưng không ngấy, nhạt nhưng không bạc. Do đó, món ăn Tứ Xuyên không những lắm vị và nồng hậu, mà còn có sở trường về mặt thanh, tươi, đạm, nhã, khiến người ăn đều tấm tắc khen ngợi và thật khó quên.

St