Mời các bạn cùng chia sẻ bài viết TRƯỞNG THÀNH TRONG BƯỚC ĐẦU TIÊN của học viên SHZ1 - Q.5 bạn Hình Mỹ Linh.
SHZ cũng hoan nghênh các bạn khác nếu có những bài viết chia sẻ như thế này (bắt buộc là viết bằng tiếng Hoa nha), hãy gửi về cho SHZ (hoavanshz@gmail.com) sẽ có những phần quà nho nhỏ dành tặng cho các bạn nếu bài viết được đăng trên các kênh của SHZ!
Các bạn có thể xem nhiều bài học hữu ích ở đây ah:
1. [Học tiếng Hoa mỗi ngày]: http://bit.ly/hoctiengHoamoingay
2. [Giải đáp thắc mắc]: http://bit.ly/giaidapthamacSHZ
3. [Tài liệu tự học: về ngữ pháp, câu chữ,...]: http://bit.ly/TailieutuhocSHZ
4. [Giúp bạn nhớ chữ Hán]: http://bit.ly/SHZgiupbannhochuHan
5. [Thông tin từ SHZ] http://bit.ly/ThongtintuSHZ
6. [Cafe chia sẻ: nhưng bí kíp học, ...]http://bit.ly/CafechiasecungSHZ
7. [Khám phá Trung Hoa: văn hóa, truyền thống,...]http://bit.ly/KhamphaTrungHoacungSHZ
8. [Những câu nói hay bằng tiếng Hoa] http://bit.ly/NhungcaunoitiengHoahay
9. [ Và còn rất nhiều chuyên mục khác…]
HOA VAN SHZ
Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015
Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2015
4 Bí quyết ghi nhớ chữ Hán hiệu quả không thể bỏ qua
Đối với đa số những bạn tự học hoặc đang học tại các trung tâm hoa văn, việc ghi nhớ chữ Hán là một trong phần khó nhất, bản thân mình cũng vậy. Những ngày đầu mới học tiếng Hoa cơ bản, mình thường rơi vào tình trạng nhớ trước quên sau, cố học thì quên càng mau.
Tuy nhiên, sau một thời gian dài học tập, mình đã rút ra được một vài bí quyết ghi nhớ chữ Hán hiệu quả sau đây:
Bí quyết 1: Tập viết chữ Hán
Trong thời gian đầu mới bắt đầu học, các bạn nên tập viết từ mới tiếng Hoa hàng ngày. Bạn có để đặt mục tiêu theo tuần, ví dụ mỗi tuần học 10 từ mới. Vậy tất cả các ngày trong tuần đó bạn phải tập viết lặp đi lặp lại 10 từ mới đó. Dần dần, vốn từ của bạn sẽ tăng lên rất nhiều. Biện pháp này còn có ích ở chỗ nó giúp bạn có cơ hội tập để viết chữ Hán thật đẹp.
Bí quyết 2: Tạo flashcard – thẻ nhớ từ
Việc tạo flashcard có hiểu quả đối với việc học từ mới của mọi loại ngôn ngữ. Bạn có thể tự tạo flashcard bằng cách ghi từ mới chữ Hán, phiên âm cùng nghĩa của từ lên giấy nhớ rồi mang tập giấy nhớ đó theo bên mình. Những lúc rảnh rỗi, bạn lấy những flashcard đó ra xem lại để kiểm tra và ôn tập từ mới tiếng Trung. Ngoài ra, khi bạn học từ vưng về các vật dụng trong gia đình, bạn có thể dán thẻ nhớ từ lên những đồ vật tương ứng. Như thế, mỗi lần bạn nhìn thấy lại là một lần bạn ôn tập tư mới đó.
Bí quyết 3: Học từ mới qua phim ảnh, tiểu thuyết tiếng Hoa
Hiện tại chắc có không ít bạn đọc truyện hoặc xem phim tiếng Trung. Vậy thay vì xem phim phụ đề hoặc thuyết minh, đọc bản dịch sẵn của truyện, tại sao các bạn không tự thử thách khả năng tiếng Trung của mình bằng việc xem phim đọc truyện thuần tiếng Trung? Việc gắn liền niềm yêu thích phim ảnh, tiểu thuyết với việc học ngoại ngữ sẽ tạo cho bạn một động lực to lớn để học từ mới. Hiện nay các phim tiếng Trung đều có phụ đề chữ Hán. Vậy khi xem phim bạn hãy nhanh tay note những từ mới lại và học chúng.
Bí quyết 4: Học chữ Hán qua phương pháp chiết tự
Nếu 3 phương pháp trên là những phương pháp thông dụng có thể áp dụng trong việc học từ mới đối với mọi loại ngôn ngữ, thì biện pháp thứ 4 này – phương pháp chiết tự là phương pháp riêng đặc biệt của chữ Hán.
Bản chất của chữ Hán là sự kết hợp của các nét, các bộ thủ. “Chiết tự” ở đây có nghĩa là phân tích chữ Hán thành nhiều bộ phận, qua đó giải thích nghĩa của từ. Khi chiết tự, người ta thường chia chữ Hán ra thành những nét, những bộ thủ hoặc những chữ Hán đơn giản, dễ nhớ. Vì vậy, nếu nhớ được ý nghĩa và thành phần các bộ, bạn sẽ nhớ được cách viết chữ Hán kể cả những chữ khó nhất
VD:
- Chữ 安 (Ān) An: An toàn.
Ở trên là bộ MIÊN ‘宀': mái nhà, mái che.
Ở dưới là bộ NỮ: ‘女': người phụ nữ.
Vậy bạn chỉ cần nhớ là: Người phụ nữ ở dưới trong nhà thì rất “AN” toàn.
- Chữ 男 (Nán) Nam: nam giới
Ở trên là bộ ‘田’ Điền: ruộng
Ở dưới là bộ ‘力’ Lực: sức mạnh
Vậy bạn chỉ cần nhớ là: Người dùng lực nâng được cả ruộng lên vai là người đàn ông, nam giới.
Nếu bạn đọc được đến tận dòng cuối cùng này mà vẫn thấy hấp dẫn thì có lẽ bạn đã đủ yếu tố để học giỏi tiếng Trung rồi đó.
Về phần này SHZ sẽ giúp bạn, các bạn vào đây xem [Giúp bạn nhớ chữ Hán]: http://bit.ly/SHZgiupbannhochuHan
Chúc các bạn không lo chứ Hán khó nữa!
Nguồn: sưu tầm & edit
Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015
Sử dụng 能 ,可能 ,可 以 ,会 sao cho đúng?
Cách dùng 能 ,可能 ,可 以 ,会 :
能 = Năng, năng lực,có thể
会 = biết, có thể,có khả năng.
I . 能 và会Dùng biểu thị năng lực khi:
_ Chỉ những việc cần phải qua học hỏi .
Có nhiều tình huống mà chúng ta có thể dùng từ会
ví dụ: 他会打篮球。妈妈会跳拉丁舞.(tā huì dǎ lán qiú 。mā mā huì tiào lā dīng wǔ) = anh ấy biết chơi bóng rổ,mẹ biết khiêu vũ điệu La Mã.
_Có tình huống biểu thị sự chủ quan,vốn dĩ đã có và không cần qua học hỏi.
Ví dụ: 我有眼睛,我能看。我有耳朵,我能听 = wǒ yǒu yǎn jīng ,wǒ néng kàn 。wǒ yǒu ěr duǒ ,wǒ néng tīng
= Tôi có mắt, tôi có thể nhìn.Tôi có tai, tôi có thể nghe.
II. Dùng để biểu thị một phương diện nào đó, thường dùng khi trước nó là từ “很、真”
Ví dụ: 他真能吃,他真会吃 (tā zhēn néng chī ,tā zhēn huì chī )
Tuy nhiên khi dùng từ 會 và 能 để biểu đạt ý của câu cũng có chút khác biệt .
Ví dụ:
a他真能吃 = biểu đạt số lượng ăn, nhấn mạnh khả năng ăn được nhiều.
b他真会吃 = biểu đạt chất lượng, nhấn mạnh sự ăn uống bổ dưỡng.
Dưới đây là 2 tình huống mà chúng ta chỉ có thể dùng 能 .Không thể thay thế bằng từ 会:
1) Biểu thị năng lực đạt đến một trình độ nhất định.
Ví dụ: 他一分钟能游300米 (tā yī fèn zhōng néng yóu 300mǐ=Một phút ,anh ấy có thể bơi 300m)
他一天能记住50个汉字(tā yī tiān néng jì zhù 50gè hàn zì=Một ngày anh ấy có thể nhớ được 50 chữ Hán)
(Những việc đó đều biểu thị chủ ngữ (他) đạt đến một trình độ nhất định ).
2).Biểu thị một năng lực tạm thời hoặc sự phục hồi của một năng lực nào đó.
Ví dụ: 他手受伤了,不能打篮球了=tā shǒu shòu shāng le ,bú néng dǎ lán qiú le= Anh ấy bị đau tay nên không thể chơi bóng rổ (vốn dĩ là anh ấy biết chơi bóng rổ ,nhưng vì tay đau nên tạm thời không thể chơi bóng rổ,trường hợp này chúng ta dùng不能 )
hoặc ví dụ:他腳好了,能踢足球了=tā jiǎo hǎo le ,néng tī zú qiú le = chân anh ấy đã khỏi ,có thể đá bóng được rồi (anh ấy trước đây đã biết đá bóng nhưng vì chân bị thương nên bây giờ mới hồi phục và có thể tiếp tục đá bóng. Trường hợp này dùng 能)
III. Biểu thị tính khả năng của 能 và会
能 : biểu thị một điều kiện nào đó để làm một việc gì đó một cách khách quan
Ví dụ:_ 今天气温低,水能结成冰。= jīn tiān qì wēn dī ,shuǐ néng jié chéng bīng=Hôm nay nhiệt độ thấp, nước có thể kết thành băng.
_现在时间还早,我能做完作业再回家 = xiàn zài shí jiān hái zǎo ,wǒ néng zuò wán zuò yè zài huí jiā = Bây giờ vẫn còn sớm,tôi có thể làm hết việc rồi về .
_ 这里的东西很便宜,100块能买到很多东西 = zhè lǐ de dōng xī hěn biàn yí ,100kuài néng mǎi dào hěn duō dōng xī = Đồ ở đây rất rẻ, 100 đồng có thể mua được rất nhiều thứ.
会 : biểu thị tính chủ quan.Nói cho người khác biết việc gì đó,ước tính gì đó. Không nhấn mạnh các điều kiện khách quan.
Ví dụ:_ 明年的这个时候,我会想你的!。= míng nián de zhè gè shí hòu ,wǒ huì xiǎng nǐ de = Tầm này năm sau, tôi sẽ nhớ bạn đấy !
_只要我喜欢的东西,再贵我也会买。= zhǐ yào wǒ xǐ huān de dōng xī ,zài guì wǒ yě huì mǎi= Chỉ cần là thứ tôi thích, đắt mấy tôi cũng mua.
_相信我,我不会骗你的。= xiàng xìn wǒ ,wǒ bú huì piàn nǐ de = Tin tôi đi, tôi không lừa bạn đâu.
IV. 可以: Có thể, đồng ý, cho phép, tốt, được…
1) Biểu thị năng lực của từ 可以:
_Khi chúng ta muốn biểu thị một việc gì đó, chỉ có thể dùng 能 hoặc 会.Không được dùng từ 可以. Nhưng nếu dùng để biểu thị một năng lực đã đạt đến một trình độ nhất định ,có thể dùng 可以.
Ví dụ: _他一分钟可以打100个字 = tā yī fèn zhōng kě yǐ dǎ 100gè zì = Một phút, anh ấy có thể đánh 100 chữ.
2) Biểu thị tính có thể của 可以:
_Khi chúng ta hỏi tính khả năng có hay không,có thể dùng từ 可以. Thông thường là hỏi một việc dưới hình thức đã xuất hiện.
Ví dụ: 我可以用用你的词典吗?= wǒ kě yǐ yòng yòng nǐ de cí diǎn ma ?= Tôi có thể dùng tự điển của bạn một lúc chứ?
_Dùng 可以 biểu thị tính khả năng khách quan.
Ví dụ:_ 天气热了,可以游泳了。= tiān qì rè le ,kě yǐ yóu yǒng le = Thời tiết nóng, có thể đi bơi được rồi.
_床很大,可以睡三个人。= chuáng hěn dà ,kě yǐ shuì sān gè rén = Giường rộng,có thể ngủ 3 người.
_Biểu thị khi không có tính khả năng,có thể dùng 不能.
Ví dụ: 我明天要考试了,今晚不能陪你去逛街了。= wǒ míng tiān yào kǎo shì le ,jīn wǎn bú néng péi nǐ qù guàng jiē le = Ngày mai tôi phải thi ,tối nay không thể đi dạo cùng bạn rồi.
3) Biểu thị ý kiến của 可以:
_Dùng 可以 Khi người khác muốn đề xuất một ý kiến
Ví dụ: 你可以多听,多写,多看。他可以找他的老师帮忙.= nǐ kě yǐ duō tīng ,duō xiě ,duō kàn 。tā kě yǐ zhǎo tā de lǎo shī bāng máng .= Bạn có thể nghe nhiều, viết nhiều, xem nhiều. Anh ấy có thể tìm thầy (cô) giáo của anh ấy giúp đỡ.
*Phần phụ:不可以 biểu thị việc cấm chỉ, không được, không thể…Thông thường là quy định, quy tắc, hạn chế.
Ví dụ: 在学校不可以抽烟。图书馆里不可以大声喧哗。= zài xué xiào bú kě yǐ chōu yān 。tú shū guǎn lǐ bú kě yǐ dà shēng xuān huá .= Trong trường học không được hút thuốc, Ở thư viện không được nói to.
Khi học tiếng hoa, các bạn phải lưu ý những yếu tố này nha!
Các bạn có thể xem nhiều bài học hữu ích ở đây ah:
1. [Học tiếng Hoa mỗi ngày]: http://bit.ly/hoctiengHoamoingay
2. [Giải đáp thắc mắc]: http://bit.ly/giaidapthamacSHZ
3. [Tài liệu tự học: về ngữ pháp, câu chữ,...]: http://bit.ly/TailieutuhocSHZ
4. [Giúp bạn nhớ chữ Hán]: http://bit.ly/SHZgiupbannhochuHan
5. [Thông tin từ SHZ] http://bit.ly/ThongtintuSHZ
6. [Cafe chia sẻ: nhưng bí kíp học, ...]http://bit.ly/CafechiasecungSHZ
7. [Khám phá Trung Hoa: văn hóa, truyền thống,...]http://bit.ly/KhamphaTrungHoacungSHZ
8. [Những câu nói hay bằng tiếng Hoa] http://bit.ly/NhungcaunoitiengHoahay
9. [ Và còn rất nhiều chuyên mục khác…]
能 = Năng, năng lực,có thể
会 = biết, có thể,có khả năng.
I . 能 và会Dùng biểu thị năng lực khi:
_ Chỉ những việc cần phải qua học hỏi .
Có nhiều tình huống mà chúng ta có thể dùng từ会
ví dụ: 他会打篮球。妈妈会跳拉丁舞.(tā huì dǎ lán qiú 。mā mā huì tiào lā dīng wǔ) = anh ấy biết chơi bóng rổ,mẹ biết khiêu vũ điệu La Mã.
_Có tình huống biểu thị sự chủ quan,vốn dĩ đã có và không cần qua học hỏi.
Ví dụ: 我有眼睛,我能看。我有耳朵,我能听 = wǒ yǒu yǎn jīng ,wǒ néng kàn 。wǒ yǒu ěr duǒ ,wǒ néng tīng
= Tôi có mắt, tôi có thể nhìn.Tôi có tai, tôi có thể nghe.
II. Dùng để biểu thị một phương diện nào đó, thường dùng khi trước nó là từ “很、真”
Ví dụ: 他真能吃,他真会吃 (tā zhēn néng chī ,tā zhēn huì chī )
Tuy nhiên khi dùng từ 會 và 能 để biểu đạt ý của câu cũng có chút khác biệt .
Ví dụ:
a他真能吃 = biểu đạt số lượng ăn, nhấn mạnh khả năng ăn được nhiều.
b他真会吃 = biểu đạt chất lượng, nhấn mạnh sự ăn uống bổ dưỡng.
Dưới đây là 2 tình huống mà chúng ta chỉ có thể dùng 能 .Không thể thay thế bằng từ 会:
1) Biểu thị năng lực đạt đến một trình độ nhất định.
Ví dụ: 他一分钟能游300米 (tā yī fèn zhōng néng yóu 300mǐ=Một phút ,anh ấy có thể bơi 300m)
他一天能记住50个汉字(tā yī tiān néng jì zhù 50gè hàn zì=Một ngày anh ấy có thể nhớ được 50 chữ Hán)
(Những việc đó đều biểu thị chủ ngữ (他) đạt đến một trình độ nhất định ).
2).Biểu thị một năng lực tạm thời hoặc sự phục hồi của một năng lực nào đó.
Ví dụ: 他手受伤了,不能打篮球了=tā shǒu shòu shāng le ,bú néng dǎ lán qiú le= Anh ấy bị đau tay nên không thể chơi bóng rổ (vốn dĩ là anh ấy biết chơi bóng rổ ,nhưng vì tay đau nên tạm thời không thể chơi bóng rổ,trường hợp này chúng ta dùng不能 )
hoặc ví dụ:他腳好了,能踢足球了=tā jiǎo hǎo le ,néng tī zú qiú le = chân anh ấy đã khỏi ,có thể đá bóng được rồi (anh ấy trước đây đã biết đá bóng nhưng vì chân bị thương nên bây giờ mới hồi phục và có thể tiếp tục đá bóng. Trường hợp này dùng 能)
III. Biểu thị tính khả năng của 能 và会
能 : biểu thị một điều kiện nào đó để làm một việc gì đó một cách khách quan
Ví dụ:_ 今天气温低,水能结成冰。= jīn tiān qì wēn dī ,shuǐ néng jié chéng bīng=Hôm nay nhiệt độ thấp, nước có thể kết thành băng.
_现在时间还早,我能做完作业再回家 = xiàn zài shí jiān hái zǎo ,wǒ néng zuò wán zuò yè zài huí jiā = Bây giờ vẫn còn sớm,tôi có thể làm hết việc rồi về .
_ 这里的东西很便宜,100块能买到很多东西 = zhè lǐ de dōng xī hěn biàn yí ,100kuài néng mǎi dào hěn duō dōng xī = Đồ ở đây rất rẻ, 100 đồng có thể mua được rất nhiều thứ.
会 : biểu thị tính chủ quan.Nói cho người khác biết việc gì đó,ước tính gì đó. Không nhấn mạnh các điều kiện khách quan.
Ví dụ:_ 明年的这个时候,我会想你的!。= míng nián de zhè gè shí hòu ,wǒ huì xiǎng nǐ de = Tầm này năm sau, tôi sẽ nhớ bạn đấy !
_只要我喜欢的东西,再贵我也会买。= zhǐ yào wǒ xǐ huān de dōng xī ,zài guì wǒ yě huì mǎi= Chỉ cần là thứ tôi thích, đắt mấy tôi cũng mua.
_相信我,我不会骗你的。= xiàng xìn wǒ ,wǒ bú huì piàn nǐ de = Tin tôi đi, tôi không lừa bạn đâu.
IV. 可以: Có thể, đồng ý, cho phép, tốt, được…
1) Biểu thị năng lực của từ 可以:
_Khi chúng ta muốn biểu thị một việc gì đó, chỉ có thể dùng 能 hoặc 会.Không được dùng từ 可以. Nhưng nếu dùng để biểu thị một năng lực đã đạt đến một trình độ nhất định ,có thể dùng 可以.
Ví dụ: _他一分钟可以打100个字 = tā yī fèn zhōng kě yǐ dǎ 100gè zì = Một phút, anh ấy có thể đánh 100 chữ.
2) Biểu thị tính có thể của 可以:
_Khi chúng ta hỏi tính khả năng có hay không,có thể dùng từ 可以. Thông thường là hỏi một việc dưới hình thức đã xuất hiện.
Ví dụ: 我可以用用你的词典吗?= wǒ kě yǐ yòng yòng nǐ de cí diǎn ma ?= Tôi có thể dùng tự điển của bạn một lúc chứ?
_Dùng 可以 biểu thị tính khả năng khách quan.
Ví dụ:_ 天气热了,可以游泳了。= tiān qì rè le ,kě yǐ yóu yǒng le = Thời tiết nóng, có thể đi bơi được rồi.
_床很大,可以睡三个人。= chuáng hěn dà ,kě yǐ shuì sān gè rén = Giường rộng,có thể ngủ 3 người.
_Biểu thị khi không có tính khả năng,có thể dùng 不能.
Ví dụ: 我明天要考试了,今晚不能陪你去逛街了。= wǒ míng tiān yào kǎo shì le ,jīn wǎn bú néng péi nǐ qù guàng jiē le = Ngày mai tôi phải thi ,tối nay không thể đi dạo cùng bạn rồi.
3) Biểu thị ý kiến của 可以:
_Dùng 可以 Khi người khác muốn đề xuất một ý kiến
Ví dụ: 你可以多听,多写,多看。他可以找他的老师帮忙.= nǐ kě yǐ duō tīng ,duō xiě ,duō kàn 。tā kě yǐ zhǎo tā de lǎo shī bāng máng .= Bạn có thể nghe nhiều, viết nhiều, xem nhiều. Anh ấy có thể tìm thầy (cô) giáo của anh ấy giúp đỡ.
*Phần phụ:不可以 biểu thị việc cấm chỉ, không được, không thể…Thông thường là quy định, quy tắc, hạn chế.
Ví dụ: 在学校不可以抽烟。图书馆里不可以大声喧哗。= zài xué xiào bú kě yǐ chōu yān 。tú shū guǎn lǐ bú kě yǐ dà shēng xuān huá .= Trong trường học không được hút thuốc, Ở thư viện không được nói to.
Khi học tiếng hoa, các bạn phải lưu ý những yếu tố này nha!
Các bạn có thể xem nhiều bài học hữu ích ở đây ah:
1. [Học tiếng Hoa mỗi ngày]: http://bit.ly/hoctiengHoamoingay
2. [Giải đáp thắc mắc]: http://bit.ly/giaidapthamacSHZ
3. [Tài liệu tự học: về ngữ pháp, câu chữ,...]: http://bit.ly/TailieutuhocSHZ
4. [Giúp bạn nhớ chữ Hán]: http://bit.ly/SHZgiupbannhochuHan
5. [Thông tin từ SHZ] http://bit.ly/ThongtintuSHZ
6. [Cafe chia sẻ: nhưng bí kíp học, ...]http://bit.ly/CafechiasecungSHZ
7. [Khám phá Trung Hoa: văn hóa, truyền thống,...]http://bit.ly/KhamphaTrungHoacungSHZ
8. [Những câu nói hay bằng tiếng Hoa] http://bit.ly/NhungcaunoitiengHoahay
9. [ Và còn rất nhiều chuyên mục khác…]
Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014
4 lỗi thường gặp khiến tiếng Trung của bạn không thể tiến bộ được
Với hơn 1 tỷ người sử dụng, tiếng Trung là thứ tiếng sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Từ đó ta có thể thấy, việc học tiếng Trung là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc học tiếng Trung đôi lúc cũng rất kho khăn. Nhiều bạn sau một thời gian học tiếng Trung sẽ bị chững lại và cảm thấy mình không tiến bộ thêm được nữa. Khó khăn đó bắt nguồn từ những lỗi thường gặp khj học tiếng Trung sau đây.
I. Lười mở rộng vốn từ
Việc có một vốn từ tiếng Trung lớn không chỉ giúp bạn tăng thêm hiểu biết về tiếng Trung mà nó chắc chắn còn sẽ khiến bạn tự tin hơn khi sử dụng tiếng Trung giao tiếp.
Thế nhưng, trên thực tế, rất nhiều bạn không có thói quen tìm học thêm từ mới mà chỉ bó gọn vốn từ của mình trong sách vở học tại trường, lớp. Mọi người nên mở rộng vốn từ của mình qua sách báo, chương trình TV… Ngoài ra, đừng bó hẹp vốn từ vựng tiếng Trung của mình trong những ngôn từ thông thường sử dụng trong đời sống. Hãy tìm học các từ ngữ chuyên ngành vì nó sẽ giúp rất nhiều trong công việc của bạn sau này.
II. Ngại nói
Ngôn ngữ không phải chỉ tồn tại trên những trang giấy mà còn phải được sử dụng trong cuộc sống thường ngày nữa. Để học tốt tiếng Trung và tiến bộ, bạn phải tập nói thực nhiều. Nhưng vì nhiều lý do như: nhút nhát, ngại đám đông, thiếu tự tin về khả năng của mình…, chúng ta thường không dám nói dù biết hay không. Đièu này sẽ làm cản trở việc học tiếng Trung của bạn. Vậy hãy tập nói trước gương, tập nói với bạn bè… dần dần bạn sẽ thấy khả năng nói của mình được nâng cao.
III. Nghe chưa đủ
Nghe là một kỹ năng rất quan trọng khi bạn học tiếng nước ngoài. Tuy nhiên, cơ hội để luyện nghe lại không hề nhiều trừ phi bạn sống tại nước ngoài.
Vậy hãy khắc phục nhược điểm đó bằng cách xem phim hoặc các chương trình tiếng Trung khi chưa có phiên dịch.
IV. Chưa thế sử dụng tiếng Trung linh hoạt
Khi học một ngôn ngữ mới, bạn sẽ phải học từ mới, ngữ pháp mới, cấu trúc câu mới… Đặc biệt khi mới bắt đầu học, nhiều bạn có thói quen nhìn chữ mẫu rồi chép theo hoặc học thuộc các mẫu câu có sẵn mà không rõ ngữ pháp của câu. Dần dần sau một thời gian, bạn sẽ cảm thấy việc học trở nên khó khăn và chán nản. Cách khắc phục ở đây đó là nắm chắc các vấn đề từ vựng, ngữ pháp tiếng Trung. Chỉ cần bạn nắm chắc, việc sử dụng tiếng Trung của bạn chắc chắn sẽ trở nên linh hoạt, mềm dẻo hơn.
Bạn có muốn biết: Bí quyết ghi nhớ chữ Hán? Những mẹo giúp nói tiếng Trung trôi chảy?
Hen Notes sau nhé!
Nguồn: tuhoctiengtrung.vn
Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014
SHZ chào đón 20/11 với nhiều ưu đãi và cho bạn thể hiện tài năng....
Mừng ngày 20/11 - SHZ gửi hàng ngàn voucher ưu đãi nhằm tri ân Học viên đã quan tâm và đồng hành cùng SHZ
Nhanh tay download về và IN voucher này mang đến chi nhánh SHZ gần nhất đăng ký ngay khóa học trong tháng 11 này nhé!
Nhằm giúp Học viên có những giá trị tăng thêm khi đăng ký học tại SHZ: LỚP LUYỆN NÓI MIỄN PHÍ chào đón các bạn học viên tại chi nhánh "em út" SHZ5 - Gò Vấp sắp sửa "khai trương"
Dành cho những bạn muốn Luyện viết chữ đẹp và phát âm chuẩn nè!
Cuộc thi “VIẾT CHỮ HÁN”
I. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA :
- Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2014;
- Tạo hoạt động vui học tiếng Hoa cho học viên SHZ;
- Tạo cơ hội giao lưu cho các học viên SHZ.
II. BAN TỔ CHỨC:
- Trường Hoa văn Thương Mại Thành Phố - SHZ
- CLB Tiếng Hoa SHZ
III. ĐỐI TƯỢNG - ĐỊA ĐIỂM - THỜI GIAN :
- Đối tượng: Học viên SHZ; (tất cả 6 chi nhánh)
- Hình thức dự thi: thi viết chữ Hán trên giấy theo đề thi;
- Địa điểm thi: các cơ sở SHZ
- Thời gian thi: xin xem poster đính kèm
- Thời gian bình chọn tác phẩm online: từ 12:00 trưa ngày 10/11/2014 đến 12:00 trưa ngày 15/10/2014 (giải này chỉ dành cho 3 tác phẩm có điểm cao nhất của từng cơ sở)
- Thời gian công bố kết quả: 17/11/2013
- Thời gian nhận thưởng: 19 ~ 23/11/2014 tại các cơ sở.
IV. THỂ LỆ THAM GIA:
- Học viên đăng ký dự thi từ ngày 23/10/2014 đến ngày 30/10/2014 tại phòng tư vấn các cơ sở của SHZ
V. PHƯƠNG THỨC THI:
- Thi theo cở sở học viên đang theo học
VI. QUY ĐỊNH CHUNG:
- Học viên tự chuẩn bị bút bi màu xanh để dự thi
- Giấy làm bài do SHZ cung cấp
VII. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ:
- Hình thức: không bôi xóa, sạch sẽ
- Chữ viết: viết đúng chữ, rõ ràng, ngay ngắn, bố cục đẹp
VIII. BAN GIÁM KHẢO:
- Giáo viên quản lý mỗi cơ sở chọn ra 3 giáo viên của cơ sở mình phụ trách để làm Ban Giám Khảo.
IX. BÌNH CHỌN ONLINE:
- Sáng ngày 10/11/2014, tất cả các bài thi có điểm cao nhất của Ban Giám Khảo theo từng cơ sở sẽ được post lên Facebookwww.facebook.com/hoavanshz
- Từ 12:00 trưa ngày 10/11/2013, bắt đầu bình chọn online
- Kết thúc bình chọn: 12:00 trưa ngày 15/11/2013
- Tác phẩm nào nhận được nhiều lượt LIKE nhất sẽ là tác phẩm đạt giải bình chọn online
X. GIẢI THƯỞNG:
Mỗi cơ sở sẽ có ba giải do Ban Giám Khảo bình chọn bao gồm:
- 01 giải nhất : 150.000 VND
- 01 giải nhì : 100.000 VND
- 01 giải ba : 50.000 VND
Và 01 giải bình chọn online cho tác phẩm được yêu thích nhất : 500,000 VND
I. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA :
- Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2014;
- Tạo hoạt động vui học tiếng Hoa cho học viên SHZ;
- Tạo cơ hội giao lưu cho các học viên SHZ.
II. BAN TỔ CHỨC:
- Trường Hoa văn Thương Mại Thành Phố - SHZ
- CLB Tiếng Hoa SHZ
III. ĐỐI TƯỢNG - ĐỊA ĐIỂM - THỜI GIAN :
- Đối tượng: Học viên SHZ; (tất cả 6 chi nhánh)
- Hình thức dự thi: thi viết chữ Hán trên giấy theo đề thi;
- Địa điểm thi: các cơ sở SHZ
- Thời gian thi: xin xem poster đính kèm
- Thời gian bình chọn tác phẩm online: từ 12:00 trưa ngày 10/11/2014 đến 12:00 trưa ngày 15/10/2014 (giải này chỉ dành cho 3 tác phẩm có điểm cao nhất của từng cơ sở)
- Thời gian công bố kết quả: 17/11/2013
- Thời gian nhận thưởng: 19 ~ 23/11/2014 tại các cơ sở.
IV. THỂ LỆ THAM GIA:
- Học viên đăng ký dự thi từ ngày 23/10/2014 đến ngày 30/10/2014 tại phòng tư vấn các cơ sở của SHZ
V. PHƯƠNG THỨC THI:
- Thi theo cở sở học viên đang theo học
VI. QUY ĐỊNH CHUNG:
- Học viên tự chuẩn bị bút bi màu xanh để dự thi
- Giấy làm bài do SHZ cung cấp
VII. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ:
- Hình thức: không bôi xóa, sạch sẽ
- Chữ viết: viết đúng chữ, rõ ràng, ngay ngắn, bố cục đẹp
VIII. BAN GIÁM KHẢO:
- Giáo viên quản lý mỗi cơ sở chọn ra 3 giáo viên của cơ sở mình phụ trách để làm Ban Giám Khảo.
IX. BÌNH CHỌN ONLINE:
- Sáng ngày 10/11/2014, tất cả các bài thi có điểm cao nhất của Ban Giám Khảo theo từng cơ sở sẽ được post lên Facebookwww.facebook.com/hoavanshz
- Từ 12:00 trưa ngày 10/11/2013, bắt đầu bình chọn online
- Kết thúc bình chọn: 12:00 trưa ngày 15/11/2013
- Tác phẩm nào nhận được nhiều lượt LIKE nhất sẽ là tác phẩm đạt giải bình chọn online
X. GIẢI THƯỞNG:
Mỗi cơ sở sẽ có ba giải do Ban Giám Khảo bình chọn bao gồm:
- 01 giải nhất : 150.000 VND
- 01 giải nhì : 100.000 VND
- 01 giải ba : 50.000 VND
Và 01 giải bình chọn online cho tác phẩm được yêu thích nhất : 500,000 VND
Cuộc thi “Thuyết trình tiếng Hoa SHZ”
I. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA :
- Chào mừng 20/11/2014 ngày nhà giáo Việt Nam;
- Tạo hoạt động vui học tiếng Hoa cho học viên SHZ;
- Tạo cơ hội giao lưu cho các học viên SHZ.
II. BAN TỔ CHỨC:
- Trường Hoa văn Thương Mại Thành Phố - SHZ
- CLB Tiếng Hoa SHZ
III. ĐỐI TƯỢNG - ĐỊA ĐIỂM - THỜI GIAN :
- Đối tượng: Học viên SHZ1
- Hình thức dự thi: Thi thuyết trình bằng tiếng Hoa.
- Địa điểm thi: Hội trường SHZ1 – 768 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quân 5
- Thời gian thi: từ 19:00 đến 21:00 ngày 14/11/2014 ( thứ sáu)
IV. THỂ LỆ THAM GIA:
- Giáo viên chủ nhiệm các lớp chọn 1 hay 2 học viên tham gia, đăng ký với giáo viên quản lý hết ngày 29/10/2014.
V. PHƯƠNG THỨC THI
- Chủ đề thuyết trình:
Nhóm 1: Gồm các lớp từ ZH3 / HHS đến ZHL / HHL, nói về chủ đề 《我的爱好》.
Nhóm 2: Gồm các lớp từ ZHQ / HHQ trở lên, nói về chủ đề 《我学汉语的方法》
VI. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ:
- Quần áo chỉnh tề, thái độ tích cực.
- Phát âm rõ ràng, chuẩn xác, lưu loát.
- Nội dung đúng chủ đề.
- Thời gian không quá 5 phút.
- Không được cằm giấy đọc.
VII. BAN GIÁM KHẢO:
- Ban giám khảo gồm đại diện BGH trường và các giáo viên của các lớp có học viên tham gia.
VIII. GIẢI THƯỞNG:
Mỗi nhóm gồm hai giải thưởng:
- 01 giải nhất : 200.000 VND
- 01 giải nhì : 100.000 VND
Công bố kết quả và phát thưởng trong cuối buổi thi.
Ban Giám Hiệu SHZ
Khuyến khích các lớp có học viên tham gia mời cả lớp cùng đến dự và chia sẻ.
I. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA :
- Chào mừng 20/11/2014 ngày nhà giáo Việt Nam;
- Tạo hoạt động vui học tiếng Hoa cho học viên SHZ;
- Tạo cơ hội giao lưu cho các học viên SHZ.
II. BAN TỔ CHỨC:
- Trường Hoa văn Thương Mại Thành Phố - SHZ
- CLB Tiếng Hoa SHZ
III. ĐỐI TƯỢNG - ĐỊA ĐIỂM - THỜI GIAN :
- Đối tượng: Học viên SHZ1
- Hình thức dự thi: Thi thuyết trình bằng tiếng Hoa.
- Địa điểm thi: Hội trường SHZ1 – 768 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quân 5
- Thời gian thi: từ 19:00 đến 21:00 ngày 14/11/2014 ( thứ sáu)
IV. THỂ LỆ THAM GIA:
- Giáo viên chủ nhiệm các lớp chọn 1 hay 2 học viên tham gia, đăng ký với giáo viên quản lý hết ngày 29/10/2014.
V. PHƯƠNG THỨC THI
- Chủ đề thuyết trình:
Nhóm 1: Gồm các lớp từ ZH3 / HHS đến ZHL / HHL, nói về chủ đề 《我的爱好》.
Nhóm 2: Gồm các lớp từ ZHQ / HHQ trở lên, nói về chủ đề 《我学汉语的方法》
VI. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ:
- Quần áo chỉnh tề, thái độ tích cực.
- Phát âm rõ ràng, chuẩn xác, lưu loát.
- Nội dung đúng chủ đề.
- Thời gian không quá 5 phút.
- Không được cằm giấy đọc.
VII. BAN GIÁM KHẢO:
- Ban giám khảo gồm đại diện BGH trường và các giáo viên của các lớp có học viên tham gia.
VIII. GIẢI THƯỞNG:
Mỗi nhóm gồm hai giải thưởng:
- 01 giải nhất : 200.000 VND
- 01 giải nhì : 100.000 VND
Công bố kết quả và phát thưởng trong cuối buổi thi.
Ban Giám Hiệu SHZ
Khuyến khích các lớp có học viên tham gia mời cả lớp cùng đến dự và chia sẻ.
HÃY ĐẾN SHZ NHẬN ƯU ĐÃI VÀ THỂ HIỆN TÀI NĂNG ĐAM MÊ CỦA MÌNH NHE!
Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014
Nguồn gốc chữ "Phúc" ngược trong văn hoá Trung Quốc
Người Trung Quốc ở khắp nơi trên thế giới vào dịp lễ tết, khai trương, đám cươi…thường treo ngược chữ “Phúc” trong nhà.
Khách đến chơi, nếu không hiểu duyên cớ lại thốt lên « Phúc sao lại dán ngược », nhất định sẽ khiến chủ nhân chẳng lấy gì làm vui vẻ, ngược lại nếu khách lại lớn tiếng hô lên « Phú dào », ( Phúc đáo – Nghĩa là phúc đến rồi ), thì sẽ được chủ nhà đón tiếp cực lỳ long trọng.
Tại sao lại phải treo ngược như thê? Truyền thống này bắt đầu từ bao giờ? Và do ai sáng tạo nên?
Có 2 thuyết nói về điều độc đáo này.
Thứ nhất:
Từ đời nhà Thanh (1661-1911) về chữ phúc viết hay treo ngược. Chiều ba mươi tết, quan phủ lý của thái từ Cung Thân, cho lệnh treo chữ phúc trên cửa những chính ra vào đông cung. Có một tên lính hầu không biết chữ, treo ngược chữ Phúc. Thái từ nhìn thấy, nổi giận định trừng phạt tên lính hầu này. Quan phủ lý vốn là người giầu từ tâm, liền nghĩ ra cách gỡ tội cho tên lính hầu. Quan còn biết lòng thái tử khao khát may mắn để sớm lên ngôi báu. Ngài tâu thái tử: chữ phúc treo ngược là chữ phúc đảo, 倒, theo tiếng Trung Quốc đồng âm với chữ đáo 到, nghĩa là tới. Vậy chữ phúc treo ngược là điềm báo phúc đang tới. Thái tử hài lòng, không những không trừng phạt tên lính hầu mà còn trọng thưởng qua phủ lý và ban cho mỗi tên lính hầu năm lạng bạc. Quả là phúc đã tới với đám người này trong đêm trừ tịch đó.
Thứ 2:
Tương truyền rằng ở phía Bắc Trung Quốc vào thời nhà Minh có một người thợ mộc rất khéo tay,lành nghề nổi tiếng khắp vung. Ai mời được ông dựng nhà là một điều may mắn phải giết heo mổ dê thết đãi bà con hàng xóm….ông được dân gian đặt cho cái tên “Thái Sơn” có ngụ ý nhà do ông dựng thì vững chãi như núi Thái Sơn, và cũng có ý nói tay nghề của ông cũng như núi Thái Sơn kia khó ai vượt qua đươc.
Một ngày kia có một thương nhân sắp mở tiệm, khó khăn lắm mới mời được thầy trò Thái Sơn đến dựng nhà cho.Thầy trò Thái Sơn là việc cật lực ngày đêm và cuối cùng cũng dựng xong ngôi nhà.Ai cũng trầm trồ khen ngợi vì ở vùng chưa có ngôi nhà nào đẹp hơn thế, người chủ nhà rất hài lòng và chuẩn bị giết heo để thết đãi thầy trò Thái Sơn chuẩn bị lên đường va mời khách khứa đến chia vui.Nhưng sợ khách sẽ ăn hết phần ngon của nhóm Thái Sơn chủ nhà sai người làm lấy gan,cật,tim heo để riêng chế biến dể thầy trò Thái Sơn mang theo ăn trên đường đi. Thế nhưng nhóm Thái Sơn không biết được ý chủ nhà và rất lấy làm giận lão ‘nhà giàu keo kiệt”. Khuya đêm đó Thái Sơn bảo học trò đến ngôi nhà mới xây đảo ngược cây cột chống đỡ nhà vì theo dân gian sẽ làm cho người chủ nhà làm ăn bất lơi.
Sáng sớm hôm sau thầy trò Thái Sơn lên đường, người chủ nhà đã gởi một bọc đồ ăn lớn mang theo. Đi đến giữa trưa mọi người dừng lại nghỉ chân,lấy gói đồ của thương nhân ra và lấy làm bất ngờ.Thái Sơn biết mình đã trách nhầm chủ nhà, và thấy xấu hổ vì hành động của mình.Ông viết một chữ “Phúc” sai học trò của mình tức tốc quay lại nhà thương nhân và phải dán ngược trên cái cột nhà và phải hô to “phúc đến rồi”
Người học trò quay lại đúng lúc chủ tiệm khai trương, vâng lời thầy ngưởi học trò dán chữ “phúc” ngay cái cột chống nha,mọi người thắc mắc hỏi sao lại dán ngược, anh ta chỉ nói”phúc đến rồi ” và nói mọi người cùng hô to “phúc đến rối”. Và quả thật sao này người chủ nhà phát tài tọ Kể từ đó hình thành truyền thống treo chữ “phúc” ngược trong nhà trong những dịp lễ quan trọng của người dân Trung Quốc.
PS: Nếu mọi người có bạn bè người Trung Quốc mà nhận được tấm thiệp có chữ “phúc” lộn ngược thì đừng ngạc nhiên nhé ^^
Hội những người thích học tiếng Trung
Khách đến chơi, nếu không hiểu duyên cớ lại thốt lên « Phúc sao lại dán ngược », nhất định sẽ khiến chủ nhân chẳng lấy gì làm vui vẻ, ngược lại nếu khách lại lớn tiếng hô lên « Phú dào », ( Phúc đáo – Nghĩa là phúc đến rồi ), thì sẽ được chủ nhà đón tiếp cực lỳ long trọng.
Tại sao lại phải treo ngược như thê? Truyền thống này bắt đầu từ bao giờ? Và do ai sáng tạo nên?
Có 2 thuyết nói về điều độc đáo này.
Thứ nhất:
Từ đời nhà Thanh (1661-1911) về chữ phúc viết hay treo ngược. Chiều ba mươi tết, quan phủ lý của thái từ Cung Thân, cho lệnh treo chữ phúc trên cửa những chính ra vào đông cung. Có một tên lính hầu không biết chữ, treo ngược chữ Phúc. Thái từ nhìn thấy, nổi giận định trừng phạt tên lính hầu này. Quan phủ lý vốn là người giầu từ tâm, liền nghĩ ra cách gỡ tội cho tên lính hầu. Quan còn biết lòng thái tử khao khát may mắn để sớm lên ngôi báu. Ngài tâu thái tử: chữ phúc treo ngược là chữ phúc đảo, 倒, theo tiếng Trung Quốc đồng âm với chữ đáo 到, nghĩa là tới. Vậy chữ phúc treo ngược là điềm báo phúc đang tới. Thái tử hài lòng, không những không trừng phạt tên lính hầu mà còn trọng thưởng qua phủ lý và ban cho mỗi tên lính hầu năm lạng bạc. Quả là phúc đã tới với đám người này trong đêm trừ tịch đó.
Thứ 2:
Tương truyền rằng ở phía Bắc Trung Quốc vào thời nhà Minh có một người thợ mộc rất khéo tay,lành nghề nổi tiếng khắp vung. Ai mời được ông dựng nhà là một điều may mắn phải giết heo mổ dê thết đãi bà con hàng xóm….ông được dân gian đặt cho cái tên “Thái Sơn” có ngụ ý nhà do ông dựng thì vững chãi như núi Thái Sơn, và cũng có ý nói tay nghề của ông cũng như núi Thái Sơn kia khó ai vượt qua đươc.
Một ngày kia có một thương nhân sắp mở tiệm, khó khăn lắm mới mời được thầy trò Thái Sơn đến dựng nhà cho.Thầy trò Thái Sơn là việc cật lực ngày đêm và cuối cùng cũng dựng xong ngôi nhà.Ai cũng trầm trồ khen ngợi vì ở vùng chưa có ngôi nhà nào đẹp hơn thế, người chủ nhà rất hài lòng và chuẩn bị giết heo để thết đãi thầy trò Thái Sơn chuẩn bị lên đường va mời khách khứa đến chia vui.Nhưng sợ khách sẽ ăn hết phần ngon của nhóm Thái Sơn chủ nhà sai người làm lấy gan,cật,tim heo để riêng chế biến dể thầy trò Thái Sơn mang theo ăn trên đường đi. Thế nhưng nhóm Thái Sơn không biết được ý chủ nhà và rất lấy làm giận lão ‘nhà giàu keo kiệt”. Khuya đêm đó Thái Sơn bảo học trò đến ngôi nhà mới xây đảo ngược cây cột chống đỡ nhà vì theo dân gian sẽ làm cho người chủ nhà làm ăn bất lơi.
Sáng sớm hôm sau thầy trò Thái Sơn lên đường, người chủ nhà đã gởi một bọc đồ ăn lớn mang theo. Đi đến giữa trưa mọi người dừng lại nghỉ chân,lấy gói đồ của thương nhân ra và lấy làm bất ngờ.Thái Sơn biết mình đã trách nhầm chủ nhà, và thấy xấu hổ vì hành động của mình.Ông viết một chữ “Phúc” sai học trò của mình tức tốc quay lại nhà thương nhân và phải dán ngược trên cái cột nhà và phải hô to “phúc đến rồi”
Người học trò quay lại đúng lúc chủ tiệm khai trương, vâng lời thầy ngưởi học trò dán chữ “phúc” ngay cái cột chống nha,mọi người thắc mắc hỏi sao lại dán ngược, anh ta chỉ nói”phúc đến rồi ” và nói mọi người cùng hô to “phúc đến rối”. Và quả thật sao này người chủ nhà phát tài tọ Kể từ đó hình thành truyền thống treo chữ “phúc” ngược trong nhà trong những dịp lễ quan trọng của người dân Trung Quốc.
PS: Nếu mọi người có bạn bè người Trung Quốc mà nhận được tấm thiệp có chữ “phúc” lộn ngược thì đừng ngạc nhiên nhé ^^
Hội những người thích học tiếng Trung
Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014
8 trường phái ẩm thực Trung Quốc
Trung Quốc có khá nhiều trường phái nấu ăn. Trong đó, những trường phái có ảnh hưởng và mang tính đại diện nhất được cả xã hội công nhận là các món ăn của Sơn Đông, Tứ Xuyên, Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tô, Chiết Giang, Hồ Nam và An Huy.
Sự hình thành của một trường phái có lịch sử lâu dài không thể tách rời với việc nấu ăn đặc sắc và độc đáo. Đồng thời, nó cũng chịu sự ảnh hưởng của địa dư, điều kiện khí hậu, đặc sản tài nguyên, thói quen ăn uống... Có người đã ví một cách nhân cách hóa về 8 trường phái món ăn này như sau: món ăn của Giang Tô, Chiết Giang có khác nào người đẹp; Giang Nam thanh tú; món ăn của Sơn Đông, An Huy là một trang nam nhi mộc mạc chất phác; món ăn của Quảng Đông, Phúc Kiến thì nhã nhặn như vị công tử phong lưu còn món ăn của Tứ Xuyên, Hồ Nam thì chẳng khác nào một vị danh sĩ tài ba.
1. Món ăn Sơn Đông
Trường phái: Gồm hai loại món ăn Tế Nam và Dao Đông.
Đặc điểm: Vị nồng đậm, nặng mùi hành tỏi, nhất là món hải sản, có sở trường làm món canh và nội tạng động vật.
Món ăn có tiếng: ốc kho, cá chép chua ngọt.
2. Món ăn Tứ Xuyên
Trường phái: Gồm hai trường phái Thành Đô và Trùng Khánh.
Đặc điểm: Lắm mùi vị và nồng đậm.
Món ăn có tiếng: vây cá kho khô, cua xào thơm cay.
3. Món Giang Tô.
Trường phái: Gồm món ăn của các địa phương Dương Châu, Tô Châu và Nam Kinh.
Đặc điểm: Nổi tiếng về các món hầm, ninh, tần. Chú trọng về món canh, bảo đảm nguyên chất nguyên vị.
Món ăn có tiếng: món thịt và thịt cua hấp.
4. Món ăn Chiết Giang
Trường phái: Gồm các món ăn của Hàng Châu, Ninh Ba, Thiệu Hưng. Nhưng có tiếng tăm nhất là món ăn của Hàng Châu.
Đặc điểm: món ăn tươi mềm, thanh đạm, không ngấy.
Món ăn có tiếng: tôm nõn Long Tỉnh, cá chép Tây Hồ.
5. Món ăn Quảng Đông
Trường phái: Gồm ba trường phái Quảng Châu, Triều Châu và Đông Giang, món ăn Quảng Châu nổi tiếng nhất.
Đặc điểm: Rất sành về các món chiên, rán, hầm. Khẩu vị thơm giòn và tươi.
Món ăn có tiếng: Tam xà long hổ phượng, lợn quay.
6. Món ăn Phúc Kiến
Trường phái: Gồm các món ăn Phúc Châu, Tuyền Châu và Hạ Môn. Nhưng chủ yếu là món ăn Phúc Châu.
Đặc điểm: Nguyên liệu chủ yếu là hải sản, chú trọng vị ngọt chua mặn thơm, màu đẹp vị tươi.
Món ăn có tiếng: Kim phúc thọ, cá kho khô...
7. Món ăn Hồ Nam
Trường phái: Chú trọng thơm cay, tê cay, chua, cay và tươi. Nhưng chua cay là nhiều nhất.
Món ăn có tiếng: kho vây cá.
8. Món ăn An Huy
Trường phái: Gồm các món ăn của miền nam An Huy, cũng như khu vực dọc sông Trường Giang và Hoài hà. Nhưng với các món ăn của vùng miền nam An Huy là chính.
Đặc điểm: Có sở trường về các món ninh, hầm. Rất chú trọng về mặt dùng lửa.
Món ăn có tiếng: vịt hồ lô.
Trong 8 trường phái ẩm thực của TQ thì món ăn của Tứ Xuyên là được phổ biến rộng rãi nhất. Món ăn Tứ Xuyên có lịch sử lâu dài, hương vị độc đáo, rất có tiếng tăm ở trong và ngoài nước. Nó đặc biệt chú trọng về sắc, hương, vị, hình, nhất là có khá nhiều vị và nồng đậm gồm: tê, cay, mặn, ngọt, chua, đắng, thơm, trộn lẫn khéo léo, biến hóa linh hoạt, đã pha chế ra mấy chục vị phức hợp rất độc đáo như: tê cay, chua cay, dầu đỏ, dầu trắng... Nhiều khẩu vị lại khéo chế biến, nên đã được xếp hàng đầu trong các món ăn ở trong và ngoài nước, được gọi là mỗi món một khác, trăm món trăm vị.
*** Đặc sản Tứ Xuyên.
Phương pháp nấu của các món ăn Tứ Xuyên là khéo dựa vào các điểu kiện nhiên liệu, khí hậu và thực khách, vận dụng linh hoạt tình hình cụ thể, trong cách nấu ăn có hơn 30 phương pháp gồm: xào, rán, chiên, kho, ướp, nộm, muối...
Theo đà sản xuất phát triển và kinh tế phồn vinh, các món ăn Tứ Xuyên trên cơ sở vốn có, đã hấp thu sở trường của các món ăn nam bắc, cũng như ưu điểm của các bữa tiệc quan chức và nhà buôn, hình thành đặc điểm món ăn miền bắc nấu theo kiểu Tứ Xuyên, món ăn miền nam mang hương vị Tứ Xuyên, nên mới được gọi là “Thực tại Trung Quốc, vị tại Tứ Xuyên”.
Các món ăn Tứ Xuyên rất coi trọng về thay đổi mùi vị, phân biệt rõ đậm nhạt, nặng nhẹ. Món ăn Tứ Xuyên không thể tách rời với ớt, hoa tiêu và hạt tiêu. Có khá nhiều cách sử dụng ớt và rất linh hoạt, khi thì dùng làm nguyên liệu chính, khi thì chỉ dùng làm phối liệu, nhưng phần lớn là dùng làm gia vị. Món ăn Tứ Xuyên cũng có khá nhiều kiểu cách đổi mùi vị, vừa phù hợp với từng khẩu vị của người ăn, cũng thích hợp với mỗi mùa khí hậu khác nhau như: mùa đông và mùa xuân khí hậu rét mướt thì dùng vị ớt nhiều hơn. Còn mùa hạ và mùa thu khí hậu nóng bức thì vị ớt phải giảm đi ba phần. Một đặc điểm lớn nhất của món ăn Tứ Xuyên là khéo điều chỉnh mùi vị, khẩu vị có nồng có nhạt, trong nhạt có nồng, nồng nhưng không ngấy, nhạt nhưng không bạc. Do đó, món ăn Tứ Xuyên không những lắm vị và nồng hậu, mà còn có sở trường về mặt thanh, tươi, đạm, nhã, khiến người ăn đều tấm tắc khen ngợi và thật khó quên.
St
Sự hình thành của một trường phái có lịch sử lâu dài không thể tách rời với việc nấu ăn đặc sắc và độc đáo. Đồng thời, nó cũng chịu sự ảnh hưởng của địa dư, điều kiện khí hậu, đặc sản tài nguyên, thói quen ăn uống... Có người đã ví một cách nhân cách hóa về 8 trường phái món ăn này như sau: món ăn của Giang Tô, Chiết Giang có khác nào người đẹp; Giang Nam thanh tú; món ăn của Sơn Đông, An Huy là một trang nam nhi mộc mạc chất phác; món ăn của Quảng Đông, Phúc Kiến thì nhã nhặn như vị công tử phong lưu còn món ăn của Tứ Xuyên, Hồ Nam thì chẳng khác nào một vị danh sĩ tài ba.
1. Món ăn Sơn Đông
Trường phái: Gồm hai loại món ăn Tế Nam và Dao Đông.
Đặc điểm: Vị nồng đậm, nặng mùi hành tỏi, nhất là món hải sản, có sở trường làm món canh và nội tạng động vật.
Món ăn có tiếng: ốc kho, cá chép chua ngọt.
2. Món ăn Tứ Xuyên
Trường phái: Gồm hai trường phái Thành Đô và Trùng Khánh.
Đặc điểm: Lắm mùi vị và nồng đậm.
Món ăn có tiếng: vây cá kho khô, cua xào thơm cay.
3. Món Giang Tô.
Trường phái: Gồm món ăn của các địa phương Dương Châu, Tô Châu và Nam Kinh.
Đặc điểm: Nổi tiếng về các món hầm, ninh, tần. Chú trọng về món canh, bảo đảm nguyên chất nguyên vị.
Món ăn có tiếng: món thịt và thịt cua hấp.
4. Món ăn Chiết Giang
Trường phái: Gồm các món ăn của Hàng Châu, Ninh Ba, Thiệu Hưng. Nhưng có tiếng tăm nhất là món ăn của Hàng Châu.
Đặc điểm: món ăn tươi mềm, thanh đạm, không ngấy.
Món ăn có tiếng: tôm nõn Long Tỉnh, cá chép Tây Hồ.
5. Món ăn Quảng Đông
Trường phái: Gồm ba trường phái Quảng Châu, Triều Châu và Đông Giang, món ăn Quảng Châu nổi tiếng nhất.
Đặc điểm: Rất sành về các món chiên, rán, hầm. Khẩu vị thơm giòn và tươi.
Món ăn có tiếng: Tam xà long hổ phượng, lợn quay.
6. Món ăn Phúc Kiến
Trường phái: Gồm các món ăn Phúc Châu, Tuyền Châu và Hạ Môn. Nhưng chủ yếu là món ăn Phúc Châu.
Đặc điểm: Nguyên liệu chủ yếu là hải sản, chú trọng vị ngọt chua mặn thơm, màu đẹp vị tươi.
Món ăn có tiếng: Kim phúc thọ, cá kho khô...
7. Món ăn Hồ Nam
Trường phái: Chú trọng thơm cay, tê cay, chua, cay và tươi. Nhưng chua cay là nhiều nhất.
Món ăn có tiếng: kho vây cá.
8. Món ăn An Huy
Trường phái: Gồm các món ăn của miền nam An Huy, cũng như khu vực dọc sông Trường Giang và Hoài hà. Nhưng với các món ăn của vùng miền nam An Huy là chính.
Đặc điểm: Có sở trường về các món ninh, hầm. Rất chú trọng về mặt dùng lửa.
Món ăn có tiếng: vịt hồ lô.
Trong 8 trường phái ẩm thực của TQ thì món ăn của Tứ Xuyên là được phổ biến rộng rãi nhất. Món ăn Tứ Xuyên có lịch sử lâu dài, hương vị độc đáo, rất có tiếng tăm ở trong và ngoài nước. Nó đặc biệt chú trọng về sắc, hương, vị, hình, nhất là có khá nhiều vị và nồng đậm gồm: tê, cay, mặn, ngọt, chua, đắng, thơm, trộn lẫn khéo léo, biến hóa linh hoạt, đã pha chế ra mấy chục vị phức hợp rất độc đáo như: tê cay, chua cay, dầu đỏ, dầu trắng... Nhiều khẩu vị lại khéo chế biến, nên đã được xếp hàng đầu trong các món ăn ở trong và ngoài nước, được gọi là mỗi món một khác, trăm món trăm vị.
*** Đặc sản Tứ Xuyên.
Phương pháp nấu của các món ăn Tứ Xuyên là khéo dựa vào các điểu kiện nhiên liệu, khí hậu và thực khách, vận dụng linh hoạt tình hình cụ thể, trong cách nấu ăn có hơn 30 phương pháp gồm: xào, rán, chiên, kho, ướp, nộm, muối...
Theo đà sản xuất phát triển và kinh tế phồn vinh, các món ăn Tứ Xuyên trên cơ sở vốn có, đã hấp thu sở trường của các món ăn nam bắc, cũng như ưu điểm của các bữa tiệc quan chức và nhà buôn, hình thành đặc điểm món ăn miền bắc nấu theo kiểu Tứ Xuyên, món ăn miền nam mang hương vị Tứ Xuyên, nên mới được gọi là “Thực tại Trung Quốc, vị tại Tứ Xuyên”.
Các món ăn Tứ Xuyên rất coi trọng về thay đổi mùi vị, phân biệt rõ đậm nhạt, nặng nhẹ. Món ăn Tứ Xuyên không thể tách rời với ớt, hoa tiêu và hạt tiêu. Có khá nhiều cách sử dụng ớt và rất linh hoạt, khi thì dùng làm nguyên liệu chính, khi thì chỉ dùng làm phối liệu, nhưng phần lớn là dùng làm gia vị. Món ăn Tứ Xuyên cũng có khá nhiều kiểu cách đổi mùi vị, vừa phù hợp với từng khẩu vị của người ăn, cũng thích hợp với mỗi mùa khí hậu khác nhau như: mùa đông và mùa xuân khí hậu rét mướt thì dùng vị ớt nhiều hơn. Còn mùa hạ và mùa thu khí hậu nóng bức thì vị ớt phải giảm đi ba phần. Một đặc điểm lớn nhất của món ăn Tứ Xuyên là khéo điều chỉnh mùi vị, khẩu vị có nồng có nhạt, trong nhạt có nồng, nồng nhưng không ngấy, nhạt nhưng không bạc. Do đó, món ăn Tứ Xuyên không những lắm vị và nồng hậu, mà còn có sở trường về mặt thanh, tươi, đạm, nhã, khiến người ăn đều tấm tắc khen ngợi và thật khó quên.
St
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)